Trên thế giới chỉ có 15 nước là có mặt trên bản đồ dược liệu thì Việt Nam là một trong những quốc gia góp mặt trong đó. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển các loài cây thảo dược lớn nhưng thực tế chúng ta chưa khai thác hết giá trị của chúng.
Giá trị kinh tế tiền tỉ của cây thảo dược
Thay vì trồng lúa hay cây cảnh thì hiện nay một số người dân Nam Định, Thái Bình chuyển sang trồng một loại cây dược liệu là cây đinh lăng. Cây đinh lăng có giá trị kinh tế cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa và cũng được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp người dân làm giàu.
Nếu trồng một sào đinh lăng thì 3 năm sau cho người dân thu nhập từ 150-170 triệu đồng. Tính ra, trừ hết các chi phí thì mỗi năm 1 sào đinh lăng cho người dân thu lãi ròng 20 triệu đồng. Nhưng đặc biệt kỹ thuật chăm sóc đinh lăng không quá khó và quá vất nên người trồng có thể nhân rộng diện tích đất trồng để phát triển kinh tế.
Ở Nam Định, lợi nhuận từ trồng đinh lăng được ghi nhận là cao gấp 3 đến 10 lần so với trồng lúa. Hiện nay giá trị thu được về từ đinh lăng là 900 triệu đồng/ha. Ngoài ra, người dân còn trồng thêm đương quy (700 triệu đồng/ha) và sinh địa (400 triệu đồng/ha).
Mô hình làm theo chuỗi để tránh bị thu gom giá rẻ
Hiện nhiều nơi sản phẩm dược liệu vẫn còn được bán ở dạng thô, rẻ mạt nên thời gian tới chúng ta cần có những chính sách để hỗ trờ người dân và doanh nghiệp trong vấn đề phát triển cây dược liệu, hình thành quy trình khép kín từ sản xuất, đến chế biến và phân phối ra thị trường với giá thành cao hơn.
Về phía Bộ Y Tế cũng đưa ra nhận định rằng đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến việc khai thác những giá trị tiềm ẩn từ cây thuốc, thảo dược bằng cách cải tiến, nâng cấp các khâu bảo tồn, trồng trọt, khai thác cho đến thu hái, chế biến. Chuỗi giá trị khép kín này nếu được hoàn thiện sẽ giúp chúng ta biến nguồn dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm dạng thô.
Chúng ta đã có được thiên nhiên ưu đãi khí hậu, đất đai và chúng ta có nhiều thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu quý. Tuy nhiên, nhiều loại dược liệu quý có thể thuốc chữa bệnh nhưng chưa được quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị, dẫn đến hiệu quả thấp hay khai thác chế biến còn bất cập nên có nguy cơ cạn kiệt; đặc biệt, việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến dược liệu còn manh mún.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét