Tại các khu vực vùng cao nghề
chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp chính là những nghề kiếm
sống của bà con nơi đây. Trong đó, phần lớn hiện nay các hộ dân chuyển hướng
sang làm giàu từ chăn nuôi các loại gia súc.
Với điều kiện khí hậu mát mẻ cùng
kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăn nuôi, ông Sáu ở xã Nghĩa Thuận, Quản Bạ
đã khởi nghiệp với dự án cung cấp thức ăn chuồng trại cho hoạt động chăn nuôi gia súc
bằng tổng số vốn lên tới hơn 500 triệu đồng.
Trước đây từng là hộ gia đình
chăn nuôi nhỏ lẻ với cơ sở chật chội nên gia đình ông Sáu vẫn còn khá khó khăn.
Sau khi được người thân ủng hộ với dự định của mình, ông Sáu mạnh dạn mở rộng
diện tích chuồng trại chăn nuôi gia súc. Cách nuôi bằng thức ăn công nghiệp
hoàn toàn gúp cho đàn lợn phát triển nhanh đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
Không những thế, mô hình chăn
nuôi của ông Sáu còn được chính quyền rất ủng hộ, cử cán bộ về hướng dẫn chăn
nuôi, tiêm phòng chống dịch bệnh nên đàn gia súc khỏe mạnh, cứ lớn nhanh như thổi.
Chất thải từ chuồng nuôi được tận dụng cho vườn cây ăn quả
đảm bảo vệ sinh môi trường.
Với mục đích nhân giống số lượng
lớn nhằm cung ứng giống cho bà con nên hiện tại trong chuồng nhà ông Sáu có tới
hơn 30 con lợn nái sẵn sàng sinh con. Mô hình chăn nuôi tại trang trại của ông
Sáu được thực hiện theo một quy trình khép kín, các thành phần trong thức ăn
luôn đảm bảo chất dinh dưỡng nên đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh.
Tính đến nay mô hình trang trại của
ông Sáu đã đi vào hoạt động được khoảng 1 năm. Giá thành rẻ hơn so với giá địa
phương lại phù hợp với túi tiền của bà con nên sản phẩm của gia đình luôn có
người đặt trước. Ngoài chăn nuôi, gia đình ông Sán cũng tận dụng những khoảng đất
trống để trồng các loại cây ăn quả tăng thêm thu nhập.
Giữa vùng đất cao có những thuận
lợi nhất định nhưng cũng vô vàn khó khăn, ông Sáu mong muốn sau này sẽ trở
thành nhà phân phối giống gia súc rộng khắp địa phương. Hy vọng những ước mơ của
ông sẽ thành hiện thực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét