Chuột dúi là một trong
những loài động vật được xem là đặc sản vùng núi thì nay đã được đưa về đồng
bằng. Món ăn đặc sản này thu hút rất nhiều người chăn nuôi và buôn bán.
Phong trào chăn nuôi chuột dúi phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ thịt chuột dúi ngày càng tăng. Bên cạnh đó chăn nuôi chuột dúi nguồn vốn đầu tư ban đầu không tốn bao nhiêu mà chuồng trại có thể tận dụng được các vật liệu có sẵn, và tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Phong trào chăn nuôi chuột dúi phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ thịt chuột dúi ngày càng tăng. Bên cạnh đó chăn nuôi chuột dúi nguồn vốn đầu tư ban đầu không tốn bao nhiêu mà chuồng trại có thể tận dụng được các vật liệu có sẵn, và tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Chuột dúi rất dễ nuôi,
không kén thức ăn, thức ăn chủ yếu là rau cỏ, lá cây. Thời gian sinh trưởng của
chuột dúi ngắn, thời gian nuôi khoảng 3-3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng giết thịt;
khoảng 5,5-6 tháng chuột dúi bắt đầu sinh sản.
Một năm chuột dúi cái đẻ
6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Một chuột dúi mẹ 4-5kg có thể sản xuất ra 90-140kg
thịt chuột dúi một năm, nên thu hồi vốn nhanh. Phù hợp với khả năng của nhiều
gia đình. Tuy nhiên, để chăn nuôi chuột dúi thành công cần phải nắm vững các
yêu cầu về kỹ thuật trong chăn nuôi chuột dúi, cách chọn giống, làm chuồng trại
chuẩn bị thức ăn, công tác vệ sinh phòng bệnh…Sau đây blog sẽ giới thiệu một số
biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi chuột dúi để bà con nông dân tham khảo.
Thiết kế và thi công
chuồng trại: Có thể làm chuồng xây bằng gạch, bằng gỗ, tranh tre hoặc bằng các
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương của bạn nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:
- Chuột dúi hoạt động
thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dễ quét dọn vệ sinh,
sát trùng. Thuận tiện trong việc chăm sóc chuột dúi.
- Bảo vệ chuột dúi khỏi
sự tấn công của các địch hại bên ngoài (mèo, chuột,...).
- Dễ thay thế khi bị hư
hỏng.
- Phải đảm bảo thông
thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa. Đặc biệt, vì chuột dúi là vật nuôi rất
mẫn cảm, dễ lây nhiễm bệnh nên chuồng nuôi chuột dúi phải cách xachỗ nuôi các
loài gia súc khác.
- Máng ăn uống cho
chuột: Có thể làm bằng chậu sành, máng nhựa, máng bằng gỗ,…
Thức ăn nuôi chuột dúi
thường gồm 2 nhóm: Nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh. Nhóm thức ăn thô được
sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả),
nhóm thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho chuột
dúi. Thức ăn tinh ít nước, ít xơ, có giá trị dinh dưỡng cao và chuột dúi chỉ sử
dụng với khối lượng rất nhỏ.
Trên đây là những thông
tin về cách chọn giống và xây dựng trại nuôi chuột dúi giúp bà con tăng thêm
thu nhập.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét