Sắn củ là loại cây được trồng với mục đích chủ yếu là cho
các ngành sản xuất công nghiệp tinh bột. Tuy nhiên, một lượng nhỏ sắn củ cũng
được cung cấp tới nhu cầu thực phẩm của người dân.
Trồng sắn củ cũng được xem là ngành trồng trọt đem về cho
người dân mức thu nhập tương đối ổn định. Vậy làm thế nào để có được quy trình
trồng và chăm sóc cây sắn củ khoa học nhất, năng suất thu hoạch cao nhất? Dưới
đây là những kỹ thuật quan trọng trong trồng sắn củ.
Lựa chọn mùa vụ trồng
sắn củ
Đối với khu vực Đông Bắc, Tây Bắc hay Đồng bằng Sông Hồng: vụ
sắn củ Thu Đông nên trồng vào tháng 10 - 11 còn vụ Xuân trồng từ tháng 1 – 3. Vụ
hè thì trồng tháng 4 - 5; vụ Thu bà con trồng vào tháng 7 – 8.
Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng SCL có 2 vụ có thể trồng:
tháng 5 - 6 khi bắt đầu mùa mưa và tháng 10 – 11 khi sắp sang đông.
Chuẩn bị đất trồng sắn
củ
Cây sắn củ thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt
nhất nên được trồng trên đất phù sa cát có độ pH thấp từ 4 – 7. Đồng thời đất phải
có độ tơi xốp cao, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Sau khi đất được cày bừa 2 - 3 lần, bừa phẳng ruộng, san loại
bỏ sạch cỏ. Đối với đất đồi, bà con nên thiết kế hàng sắn củ theo các đường đồng
mức. Bà con cũng nên làm đất trước khi trồng khoảng 1 đén 2 tháng để cho đất có
thời gian phơi ải diệt nguồn sâu bệnh hại.
Trồng sắn củ và chăm
bón đúng cách
Hãy đặt hom thành 1 hàng hoặc 2 hàng so le dọc với rãnh. Phủ
kín đất trồng 3 - 5cm đối với vụ hè thu hoặc 7 - 10cm đối với vụ đông. Nếu đất
quá khô cằn cần nén chặt đất vào hom giống.
Để đạt năng suất cao nhất cho đất trồng sắn củ thì bà con cần
đầu tư các loại phân bón: vôi bột, ure, lân, đạm, kali…
Sắn củ có thể được thu hoạch sau khi đạt kích thước dài từ
30-50cm, đường kính4-5cm. Sắn củ có thể bảo quản lâu hơn nếu đem cắt nhỏ phơi
khô.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét