Lựu là một trong những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng
cao được rất được người tiêu dùng ưa thích. Cũng theo nghiên cứu của các nhà
khoa học, quả lựu chứa hàm lượng acid amin cao rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người
còn sử dụng lựu đưa vào thành phần một số thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể.
Trước thực trạng lựu Trung Quốc ngày càng tràn lan trên thị trường hoa quả Việt
Nam thì những nông hộ trồng lựu sạch chắc chắn sẽ có được lợi thế cạnh tranh lớn.
Tương tự các loại cây lương thực Việt Nam, lựu cũng rất thích hợp
trồng với loại đất phù sa, nhiều dinh dưỡng. Trong trường hợp bà con trồng
trong chậu thì nên trộn đất với tro trấu và phân hữu cơ hoai mục. Lựu cũng là
loại cây ưa sáng nên bà con lựa chọn vị trí trồng cây đảm bảo tần xuất ánh nắng
chiếu vào trên 6h/ngày.
Để nhân giống trồng lựu bà con có thể lựa chọn 2 cách là
nhân giống bằng hạt hoặc bằng chiết cành. Trong đó, cách trồng chiết cành phổ
biến và được ưa chuộng hơn vì khi đó cây lựu rất nhanh ra rễ còn cách trồng bằng
hạt thì phải 2 năm cây mới trưởng thành. Khi trồng bà con chú ý mật độ trồng
thích hợp là cây cách cây khoảng 5m.
Vào mùa nắng nóng, bà con cung cấp đầy đủ nước tưới tiêu cho
cây để cây không bị chột. Chế độ bón phân cân đối kết hợp giữa phân hữu cơ chăn nuôi và đạm, kali, supe lân. Trong giai đoạn
cây nuôi quả, bà con cần bổ sung thêm nhiều Kali để quả bóng hơn, ngọt hơn nâng
giá trị nông sản. Bổ sung phân vi lượng mỗi năm 2 lần cho cây duy trì sự phát
triển ổn định.
Thời điểm cây ra hoa, bà con cắt tỉa bớt cành lá
để dinh dưỡng tập trung công việc đơm hoa kết trái. Khi quả lớn có thể dùng túi
nilon bọc xung quanh bảo vệ quả khỏi côn trùng. Để trị rầy nâu, bà con có thể nuôi
kiến vàng, đây là thiên địch có lợi. Đây cũng là cách mà trong kỹ thuật trồng cây công nghiệp một số loại giống đặc biệt
sử dụng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét