Hiển thị các bài đăng có nhãn trong-cay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trong-cay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư

Đào Úc – trái cây nhập khẩu du nhập về Việt Nam


Trong các loài hoa quả, đào là loại trái cây được nhiều người ưa thích nhất bởi tính thơm ngon đặc trưng của nó. Quả đào không quá ngọt, khi xanh cũng không có vị chua quá như một số loại trái cây khác thế nhưng quả đào lại mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đào Úc là giống đào xuất phát từ Úc với nhiều công dụng cho sức khỏe: bổ mắt, giải độc cơ thể, ngăn ngừa ung thư, chống thiếu máu và đông máu... Ngoài ra, đào Úc cũng là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin C cho cơ thể một ngày làm việc sảng khoái, tỉnh táo.


Cây đào Úc có thể trồng ở Việt Nam hay không?

Đào Úc là loại cây có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau từ phù sa cho đến đất cát pha sỏi nghèo dinh dưỡng nhất. Đất trồng cây đào Úc chỉ cần không phải đất ngập mặn hay đất nhiễm kiềm là được. Hầu hết các loại đất trồng cacao đều có thể cải tạo bằng hàn the công nghiệp, vôi bột và phân hữu cơ.

Đào Úc thích hợp được trồng dưới điều điều kiện lượng mưa vừa phải, nhiệt độ trung bình hàng ngày không quá cao tránh cháy lá, dám quả. Như vậy, một số vùng cao Việt Nam hoàn toàn thích hợp trồng loại cây ăn quả như đào Úc nên bà con có thể yên tâm.

Những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây đào Úc

Đất trồng cây đào Úc phải là nơi có độ thoáng nhất định, nhưng tránh trồng ở nơi đồng không mông quạnh bởi nhiệt độ rọi trực tiếp từ mặt trời lên cây sẽ khiến đào Úc dễ chết. Các hố trồng đào Úc nên đặt cách nhau trên 3m để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất. Bà con thường sử dụng phân monopotassium phosphate và xơ dừa để bồi dưỡng cho đất trồng.

Đào hố trồng đào Úc sâu khoảng 15-25cm tùy kích thước cây con rồi tiến hành đưa cây đào Úc giống đặt xuống, lấp đất lèn nhẹ rồi tưới nước ngay tạo ẩm và độ kết dính cho cây và đất. Với những nơi có hiện tượng sâu nhỏ xuất hiện phá hoại cây đào Úc, chúng ta cần dùng thuốc xịt, bơm phun dung dịch loại trừ sâu bệnh ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Trồng đào Úc khoảng hơn 1 tuần, bà con cần tiến hành bón lót đợt 1 cho cây thúc đẩy cây phát triển rế và thân. Sử dụng phân bón chứa ammonium chloride kết hợp phân bón hữu cơ và một số loại chất kích thích ra rễ sẽ giúp cây nhanh chóng bám sâu vào đất.

Người ta thường nói những loại cây ăn quả nhập từ nước ngoài về thường khó trồng nhưng với đào Úc thì nó lại không hoàn toàn như vậy. Chúng ta hoàn toàn có thể trồng cây đào Úc thu năng suất tốt nhất nếu nắm được kỹ thuật.

Thứ Năm

Cam khe mây – đặc sản độc đáo của vùng đất Hà Tĩnh


Tại Việt Nam có rất nhiều giống cam ngon và nổi tiếng từ cam sành, cam cao phong đến cam canh. Trong đó cam khe mây mặc dù là loại cam không thực sự nổi tiếng, ít người biết nhưng lại có giá trị rất cao trên thị trường. Cam khe mây là một trong những giống cam đặc sản của miền đất Hà Tĩnh.

Cam khe mây có vị ngọt mát lạnh rất đặc trưng đã từng được rất nhiều nơi nhân giống về trồng nhưng chất lượng chưa bao giờ sánh bằng được cam ở Hà Tĩnh.

Hướng dẫn nhân giống cam khe mây

Thuộc họ nhà cây ăn quả có nhiều cành lá, nên cam khe mây cũng thường được trồng bằng 2 hình thức đó là gieo hạt hoặc chiết cành. Phương pháp gieo hạt cam khe mây có ưu điểm là chi phí thấp, dễ cho giống thuần chủng, hội tụ nhiều yếu tố tốt cho quả khi thu hoạch.

Sau khi mua hạt cam khe mây về phải đem ngâm ủ với nước ấm trước khi gieo. Thông thường sau khoảng 5 ngày là hạt cam khe mây mọc mầm, tiếp tục chuẩn bị đất gieo hạt. Đất gieo hạt cam khe mây cần được xử lý với phân Urea và trộn một lượng tro trấu vừa đủ, tưới nước đủ ẩm để cung cấp dinh dưỡng cho mầm hạt cam khe mây nhanh phát triển thành cây con.


Cách trồng cam khe mây

Bà con cần chú ý xem xét tình hình phát triển của cam khe mây gieo chờ đến khi cây con phát triển cao khoảng 10cm thì có thể tách ra trồng vào vườn. Mỗi cây cam khe mây con nên trồng cách nhau ít nhất 3-4m để tạo điều kiện ánh sáng và dinh dưỡng cho cây phát triển tốt nhất. Sau khi trồng, bà con tưới nước giữ ẩm cho đất ngay rồi bón lót phân bón hữu cơ và phân hóa học chứa ammonium chloride để cây phát triển rễ nhanh chóng.

Cần chú ý về mật độ khoảng cách tránh để các gốc quá gần nhau sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Thông thường những luống cam khe mây trồng quá dầy sẽ khiến cho thân cam khe mây còi cọc, kém phát triển.

Cây cam khe mây dễ dàng thích nghi với hàm lượng đạm cao và là cây ưa nước. Do vậy, trong một vụ trồng cần có ít nhất 3 lần bón phân đạm hòa với nước tưới xung quanh gốc cây. Ngoài ra, bà con cần bổ sung thêm phân MgSO4.1H2O và phân đạm cho cây phát triển lá và rễ. Chúc bà con thành công.

Năm 2017 vừa qua, cam khe mây cũng đóng góp một phần không nhỏ trong nguồn doanh thu từ xuất khẩu trái cây sang thị trường nước ngoài. Vượt qua hàng trăm tiêu chí về chất lượng sản phẩm cam khe mây ở Hà Tĩnh đã ngày một trở lên phổ biến và được mọi người đón nhận.

Thứ Sáu

Những lưu ý khi trồng cây chôm chôm cho quả to, mọng nước

Chôm chôm là loại quả có cùi mọng nước, tương tự như vải, vị ngọt, thơm thường được sử dụng làm trái cây dâng lễ bởi chôm chôm có dáng vẻ bên ngoài rất đẹp và sang. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Hàng năm sản lượng chôm chôm vừa đủ cung ứng cho thị trường trong nước vừa đem xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Kỹ thuật trồng cây chôm chôm

Chôm chôm thích hợp trồng ở vườn cây, trang trại lớn với khoảng cách giữa các cây là 10m. Hố trồng chôm chôm rộng khoảng 50cm, sâu 50cm. Sau khi đào hố, bón luôn 10kg phân chuồng oai mục, cùng Potassium carbonate, Super Lân và trộn đều với đất mặt xung quanh. Nếu đất có độ pH cao trên 6, bà con nên sử dụng vôi bột để trung hòa.


  • Bước 1: Bà con dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng chôm chôm sâu hơn một chút rồi dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố và dùng các loại thuốc diệt nấm phun kỹ vào hố trồng cây chôm chôm.
  • Bước 2: dùng dao rạch một đường xung quanh túi nilon, bóc lấy đáy túi ra, đem cây đặt vào hố trồng. Dùng tay lèn lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay. Bà con nên sử dụng cọc cắm để buộc cố định cây chôm chôm tránh siêu đổ khi gặp gió lớn.

Chăm sóc cây chôm chôm

Trước tiên phải nói đến chế độ tưới tiêu: bà con tưới nước ngay sau khi trồng và phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Mặc dù vậy cũng không nên trồng trong điều kiện ngập úng, chú ý đến khả năng thoát nước của cây.

Chôm chôm là cây có nhu cầu tương đối cao đối với NPK, MgSO4.1H2O. Nếu thiếu dinh dưỡng từ các loại phân bón này có thể khiến cây bị đầu lá.


Bà con chú ý việc cắt tỉa cành để tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn nhất. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây và việc lựa chọn để lại cành mập là của người chăm sóc. Quá trình cắt tỉa cành lá chôm chôm sẽ được tiến hành đều đặn trong suốt 1 năm rưỡi. Sau đó thì không cắt tỉa cành lớn nữa mà để cây mọc tự nhiên. Bà con chỉ cần tỉa những cành mọc quá lệch ra ngoài, cành bị sâu bệnh, héo úa.


Ngoài bón phân qua đường gốc cần bổ sung thêm KCl hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung kali và canxi để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Thời điểm cây đang ra hoa là thời điểm sâu bệnh thường hoành hành nhất nên bà con chú ý để loại bỏ chúng bằng phương pháp thủ công hoặc dùng thuốc.

Thứ Năm

Bất ngờ với nguồn dinh dưỡng từ rau mầm

Có một loại thực phẩm mà rất ít người biết đến nhưng nó thực sự bổ dưỡng và an toàn đó chính là rau mầm. Khi nhắc đến rau mầm chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến giá đỗ và thật bất ngờ nếu biết được những loại rau mầu sau đây và giá trị dinh dưỡng mà rau mầm đem lại cho sức khỏe con người. Vậy rau mầm là gì và giá trị dinh dưỡng thực sự của nó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Rau mầm là gì?

Rau mầm được hiểu chung là những cây non mới mọc mầm sống không cần đất. Phần lớn các trường hợp hạt giống tự nhiên đều đủ dinh dưỡng để nảy mầm và trồi ra hai lá mầm nhỏ trước khi cần ánh sáng và đất để phát triển tiếp. Về hình thức, rau mầm mọng nước, mềm và được sử dụng làm thực phẩm toàn cây như lá, thân và rễ sạch.


Giá trị dinh dưỡng không thể bỏ qua của các loại rau mầm

Thông thường các loại rau mầm có mùi vị khác nhau, phổ biến: cay, ngọt, nồng, đắng. Mỗi loại có vị ngon riêng như cải củ được chọn nhiều hơn vì giá rẻ, vị cay nồng rất thú vị, nhiều người ăn nhiều không chán và mầm của củ cải thì dễ tiêu và có cảm giác ấm bụng, kích thích ăn ngon miệng.

Giá trị dinh dưỡng của rau mầm cao gấp 5 lần so với các loại rau thông thường khác. Đặc biệt, điểm đắt nhất ở rau mầm đó là nó không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người. Nhiều người đã so sánh lượng chất dinh dưỡng có trong rau mầm tương đương với lượng dinh dưỡng có chứa trong một quả trứng vịt lộn. Bạn chỉ cần ăn 50g loại rau mầm sẽ tương đương với lượng dinh dưỡng trong 200g rau xanh thông thường khác.


Các loại rau mầm thường chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol thừa trong máu. Đặc biệt, tất cả các loại rau mầm đều có chứa chất glucosinonates (GSL) và khi nhai trong miệng, chất này sẽ biến hóa để giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư.

Ngoài ra, rau mầm còn chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe và chứa một lượng protein thực vật hữu ích. Vì thế nên duy trì trong chế độ ăn uống hàng ngày, thậm chí chúng ta có thể thay thế cho protein từ động vật.

Mặc dù, rau mầm giàu dinh dưỡng là vậy nhưng rau mầm bẩn không được vệ sinh tốt lại tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng. Chính vì thế dù có biết là rau mầm tốt thật nhưng cũng không nên ăn rau bừa bãi mà nên tự làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.

Một số kỹ thuật quan trọng trong trồng lan rừng

Lan rừng là loài cây được trồng nhiều với mục đích làm cảnh nhưng hiếm ai nghĩ được rằng cây lan rừng được mọc tự nhiên rất nhiều ở những khu vực rừng, đồi núi tại Việt Nam. Nếu bạn là một người yêu thích và đam mê cây cảnh đừng bỏ qua những kỹ thuật quan trọng trong trồng lan rừng dưới đây nhé.

1. Thiết kế và bố trí vườn lan

Đối với những hộ kinh doanh trồng lan để bán thì việc bố trí, thiết kế không gian vườn lan là điều hoàn toàn cần thiết, nó giúp đảm bảo độ bền để chống gió bão và đảm bảo lan đón được ánh nắng tự nhiên. Giàn đặt chậu lan thường được làm bằng sắt, giàn treo lan thì làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn trồng lan cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hoặc dùng lưới thép.


Nên thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để lan vuông góc với đường đi của ánh nắng. Các chậu lan cũng cần chọn cùng cỡ kích thước và cùng độ tuổi. Bạn cũng nên bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc, tưới bón. Nước tưới nên lấy nước giếng, nước sạch để đảm bảo cây không bị nhiễm khuẩn và héo úa. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông.

2. Chuẩn bị giá thể và chậu

Giá thể trồng lan bạn có thể lấy từ than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ lạc. Nếu là than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước nhỏ, ngâm rửa sạch và phơi khôi than. Xơ dừa thì bạn xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch rồi đem phơi khô. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi của cây.


3. Kỹ thuật đánh chuyển chậu lan

Trồng lan tại vị trí ban đầu thì không cần phải nói làm gì nhưng thông thường lan rừng được trồng tại những chậu của cửa hàng sau đó bán cho khách vì thế có nhiều khách muốn chuyển cây lan của họ sang chậu đẹp hơn. Như vậy, việc đánh chuyển lan cũng tương đối cần lưu ý để tránh việc bị mất rễ, héo úa.

Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn.

Sau mỗi lần chuyển chậu thì phải khoảng một tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

Thứ Ba

Trồng sắn củ năng suất cao cho nông dân

Sắn củ là loại cây được trồng với mục đích chủ yếu là cho các ngành sản xuất công nghiệp tinh bột. Tuy nhiên, một lượng nhỏ sắn củ cũng được cung cấp tới nhu cầu thực phẩm của người dân.

Trồng sắn củ cũng được xem là ngành trồng trọt đem về cho người dân mức thu nhập tương đối ổn định. Vậy làm thế nào để có được quy trình trồng và chăm sóc cây sắn củ khoa học nhất, năng suất thu hoạch cao nhất? Dưới đây là những kỹ thuật quan trọng trong trồng sắn củ.


Lựa chọn mùa vụ trồng sắn củ

Đối với khu vực Đông Bắc, Tây Bắc hay Đồng bằng Sông Hồng: vụ sắn củ Thu Đông nên trồng vào tháng 10 - 11 còn vụ Xuân trồng từ tháng 1 – 3. Vụ hè thì trồng tháng 4 - 5; vụ Thu bà con trồng vào tháng 7 – 8.

Khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng SCL có 2 vụ có thể trồng: tháng 5 - 6 khi bắt đầu mùa mưa và tháng 10 – 11 khi sắp sang đông.


Chuẩn bị đất trồng sắn củ

Cây sắn củ thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất nên được trồng trên đất phù sa cát có độ pH thấp từ 4 – 7. Đồng thời đất phải có độ tơi xốp cao, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Sau khi đất được cày bừa 2 - 3 lần, bừa phẳng ruộng, san loại bỏ sạch cỏ. Đối với đất đồi, bà con nên thiết kế hàng sắn củ theo các đường đồng mức. Bà con cũng nên làm đất trước khi trồng khoảng 1 đén 2 tháng để cho đất có thời gian phơi ải diệt nguồn sâu bệnh hại.

Trồng sắn củ và chăm bón đúng cách

Hãy đặt hom thành 1 hàng hoặc 2 hàng so le dọc với rãnh. Phủ kín đất trồng 3 - 5cm đối với vụ hè thu hoặc 7 - 10cm đối với vụ đông. Nếu đất quá khô cằn cần nén chặt đất vào hom giống.
Để đạt năng suất cao nhất cho đất trồng sắn củ thì bà con cần đầu tư các loại phân bón: vôi bột, ure, lân, đạm, kali…


Sắn củ có thể được thu hoạch sau khi đạt kích thước dài từ 30-50cm, đường kính4-5cm. Sắn củ có thể bảo quản lâu hơn nếu đem cắt nhỏ phơi khô.

Bài đăng nổi bật

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn...

Đang xem

 

© 2013 Farm Việt. All rights resevered. Designed by Templateism | Blogger Templates

Back To Top