Bạn còn nhớ những cốc rau chân vịt đã giúp Popeye có sức mạnh
phi thường để cứu Olive khỏi kẻ xấu? Chắc chắn bạn cũng có một tuổi thơ khá dữ
dội đấy. Rau chân vịt ngoài đời thực tuy không đem lại sức mạnh siêu phàm như
trong phim hoạt hình nhưng cũng có rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng đối
với sức khỏe con người.
Rau chân vịt còn có tên khác là cải bina hoặc cải bó xôi chứa
giàu hàm lượng vitamin các loại: A, K, D, E. Ngoài ra, rau chân vịt còn cung cấp
chất béo thực vật và omega 3 rất dồi dào cho bữa ăn hàng ngày. Ăn rau chân vịt
mỗi ngày bạn sẽ hạn chế được nguy cơ béo phì, chắc xương, chống viêm và đẩy lùi
ung thư.
Bí quyết trồng rau chân vịt
Rau chân vịt hoàn toàn có thể trồng với đất vườn, đất ruộng,
nhưng nên trồng trên các loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, có thể pha cát. Bà con có
thể sử dụng (NH4)2SO4
để thanh lọc đất trước khi tiến hành trồng rau chân vịt. Ngoài ra, cũng cần chú
ý đến công tác thoát nước tránh để rau chân vịt thối rễ.
Rau chân vịt rất thích hợp khi được trồng tại vùng đất có
khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam. Rau chân vịt có thể trồng quanh năm, nhưng
cách tốt nhất là bà con nên tránh trồng rau chân vịt vào mùa rét đậm bởi thời
tiết rét đậm, rét hại sẽ khiến lá bị táp, kém phát triển.
Gieo hạt rau chân vịt
Khi gieo hạt rau chân vịt đối với đất ruộng hoặc đất vườn
thì bà con cần làm tơi xốp đất mặt và trộn thêm một số loại phân bón hữu cơ. Bà
con cũng dùng thêm hàn
the để khử chua giữ độ pH trung tính cho đất trồng rau chân vịt.
Trồng rau chân vịt
Hạt rau chân vịt thông thường sẽ nảy mầm và mọc lá non sau khoảng
2 tuần gieo, lúc đó bà con tách các cây con trồng vào vị trí muốn trồng, có thể
trồng trong chậu, thùng xốp. Mỗi cây nên trồng cách nhau ít nhất là 50cm để đảm
bảo không gian phát triển cho các cây.
Rau chân vịt sau khi trồng cần được bón lót phân humic
và tưới nước đều mỗi ngày. Không để đất úng nước nhưng cũng không để cây rau
chân vịt chịu hạn nên bà con có thể áp dụng phương thức tưới phun sương và chia
làm nhiều lần tưới trong ngày, chẳng hạn như mỗi ngày có thể tưới 2 lần vào
sáng và chiều mát. Tuy nhiên, hạn chế tưới nước vào tối muộn bởi ban đêm phần gốc
cây rau chân vịt có thể bị nấm bệnh do quá ẩm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét