Thứ Ba

Định hướng mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả

Trồng cây ăn quả là nghề trồng trọt đem lại giá trị kinh tế cao nhất hiện nay giúp nâng tầm giá trị nông sản Việt. Trước thị trường quốc tế rộng mở, cây ăn quả Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Chính vì thế chúng ta cần mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả, nâng cao sản lượng và chất lượng thu hoạch.


So với nghề chăn nuôi Việt Nam và trồng các loại cây lương thực như lúa ngô, khoai sắn thì trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả đột phá. Cây ăn quả đang dần đóng góp vào thu nhập của người dân rất lớn. Tại huyện Chương Mỹ, Hà nội: để các mô hình trồng cây ăn quả triển khai thực hiện hiệu quả, cán bộ chính quyền và hội khuyến nông cần tăng cường tuyên truyền, vận động bà con tham gia góp đất tập trung chuyển hướng trồng cây ăn quả.

Đồng thời, cần tăng cường mở các lớp tập huấn chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho hộ dân. Tổ chức kiểm tra đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả. Nhân rộng mô hình khi diện tích trồng thí điểm đạt hiệu quả tốt.


Kể từ năm 2014 đã có rất nhiều hộ dân tham gia góp đất trồng cây lương thực để quy mô hóa đất trồng cây ăn quả: cam, bưởi, vải, nhãn, xoài... Các loại cây trồng thực hiện theo mô hình mà huyện triển khai đều không quá mới nên trạm Khuyến nông huyện thực hiện khuyến khích nhân dân kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất sẵn có với các kỹ thuật được tập huấn.

Mục đích chính của cuộc chuyển giao là đảm bảo cây trồng phát triển tốt nhất đem lại năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao nhất. Điều quan trọng mô hình đảm bảo không để gia súc phá hoại cây trồng và cần có sự cam kết của người dân chăn nuôi trong vùng. Ngoài ra những buổi tổ chức cho hội viên đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây ăn quả của địa phương là hết sức quan trọng.

Tính đến nay, nhiều diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện đang phát triển tốt, không có hiện tượng bị sâu bệnh gây hại, nhiều cây đã ra hoa sắp cho trái ngọt. Tuy nhiên, vấn đề về nước tưới tiêu vẫn còn khá khó khăn nên cần được sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương hỗ trợ bà con.

Thứ Sáu

Kho báu vô giá nào của Việt Nam chưa được khai thác?

Trên thế giới chỉ có 15 nước là có mặt trên bản đồ dược liệu thì Việt Nam là một trong những quốc gia góp mặt trong đó. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển các loài cây thảo dược lớn nhưng thực tế chúng ta chưa khai thác hết giá trị của chúng.

Giá trị kinh tế tiền tỉ của cây thảo dược

Thay vì trồng lúa hay cây cảnh thì hiện nay một số người dân Nam Định, Thái Bình chuyển sang trồng một loại cây dược liệu là cây đinh lăng. Cây đinh lăng có giá trị kinh tế cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa và cũng được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp người dân làm giàu.


Nếu trồng một sào đinh lăng thì 3 năm sau cho người dân thu nhập từ 150-170 triệu đồng. Tính ra, trừ hết các chi phí thì mỗi năm 1 sào đinh lăng cho người dân thu lãi ròng 20 triệu đồng. Nhưng đặc biệt kỹ thuật chăm sóc đinh lăng không quá khó và quá vất nên người trồng có thể nhân rộng diện tích đất trồng để phát triển kinh tế.

Ở Nam Định, lợi nhuận từ trồng đinh lăng được ghi nhận là cao gấp 3 đến 10 lần so với trồng lúa. Hiện nay giá trị thu được về từ đinh lăng là 900 triệu đồng/ha. Ngoài ra, người dân còn trồng thêm đương quy (700 triệu đồng/ha) và sinh địa (400 triệu đồng/ha).

Mô hình làm theo chuỗi để tránh bị thu gom giá rẻ

Hiện nhiều nơi sản phẩm dược liệu vẫn còn được bán ở dạng thô, rẻ mạt nên thời gian tới chúng ta cần có những chính sách để hỗ trờ người dân và doanh nghiệp trong vấn đề phát triển cây dược liệu, hình thành quy trình khép kín từ sản xuất, đến chế biến và phân phối ra thị trường với giá thành cao hơn.


Về phía Bộ Y Tế cũng đưa ra nhận định rằng đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến việc khai thác những giá trị tiềm ẩn từ cây thuốc, thảo dược bằng cách cải tiến, nâng cấp các khâu bảo tồn, trồng trọt, khai thác cho đến thu hái, chế biến. Chuỗi giá trị khép kín này nếu được hoàn thiện sẽ giúp chúng ta biến nguồn dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm dạng thô.

Chúng ta đã có được thiên nhiên ưu đãi khí hậu, đất đai và chúng ta có nhiều thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu quý. Tuy nhiên, nhiều loại dược liệu quý có thể thuốc chữa bệnh nhưng chưa được quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị, dẫn đến hiệu quả thấp hay khai thác chế biến còn bất cập nên có nguy cơ cạn kiệt; đặc biệt, việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến dược liệu còn manh mún.

Bài đăng nổi bật

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn...

Đang xem

 

© 2013 Farm Việt. All rights resevered. Designed by Templateism | Blogger Templates

Back To Top