Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăn nuôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăn nuôi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa đang dần trở thành định hướng phát triển lâu dài ổn định cho huyện Nậm Nhùn.

► Xem thêm:


Hiện nay, toàn huyện Nậm Nhùn đang có tổng đàn gia súc lên tới hơn 30 nghìn con như vậy là tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng của ngành chăn nuôi trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới Nậm Nhùn. Thành công này chính là nhờ vào kết quả định hướng nghiêm túc từ phía chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Ngoài công tác tuyên truyền vận động thì để hỗ trợ nông dân làm giàu với chăn nuôi gia súc, huyện Nậm Nhùn cũng đã triển khai khá nhiều chương trình như dự án cho nông dân vay vốn mua bò sinh sản được triển khai bởi Hội Nông dân huyện Nậm Nhùn năm 2016. Nhờ Dự án, toàn huyện có 32 hộ hội viên nông dân được vay tổng số tiền 950 triệu đồng. Các hộ tự lựa chọn con giống gia súc có nguồn gốc tại địa phương hoặc các địa phương lân cận để dễ dàng thích ứng với điều kiện khí hậu, địa hình của xã.


Không chỉ hỗ trợ vay vốn, công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi cũng được các cơ quan chuyên môn của huyện đặc biệt chú trọng nhằm tăng đàn gia súc. Huyện cũng hướng dẫn người dân xây dựng, sửa chữa và gia cố chuồng trại đảm bảo an toàn trong mùa đông. Trong năm qua, huyện cũng đã triển khai thực hiện 4 mô hình trồng cỏ để thực hiện chăn nuôi hình thức bán chăn thả.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền và người dân huyện Nậm Nhùn trong phát triển chăn nuôi đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghèo và tăng thu nhập bình quân một cách đáng kể.

Sắp tới, huyện cũng sẽ tăng cường hỗ trợ thêm cho bà con phát triển một số lĩnh vực làm giàu từ nhà nông khác như là nuôi trồng thủy hải sản hay trồng cây ăn quả... tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Thứ Tư

Đồng Nai quyết bỏ chuồng trống chứ không tiếp tục mạo hiểm nuôi heo

Từng được xem là thủ phủ của chăn nuôi heo nhưng các huyện như Thống Nhất hay Trảng Bom tại tỉnh Đồng Nai lại đang phải rơi vào tình cảnh người dân bỏ trống chuồng trại vì không dám nuôi, dù giá heo trên thị trường đã tăng nhẹ.

► Xem thêm:

Thực trạng nuôi heo tại Đồng Nai

Có cuộc phỏng vấn ngắn với ông Tân, chủ của trang trại 500 con heo thịt trước đây, ông chia sẻ: những lúc đỉnh điểm trang trại nhà ông có tới 700 heo thịt và 50 heo nái. Tuy nhiên, chỉ trong gần 2 năm gần đây thì mức giá heo luôn dưới giá thành, nhà ông Tân mất 1,5 tỉ đồng vì thua lỗ. Đến Tết, trang trại không thể cầm cự nổi, bán tháo, ông Tân bỏ cuộc. Ông còn đang tính sẽ bán đất chuồng trại đi vì không còn hi vọng gì vào nghề nữa.


Không chỉ riêng nhà ông Tân, trong vùng cũng nhiều gia đình chịu chung hoàn cảnh tương tự. Nhà ông Bình cũng đang rao bán đất lẫn trại heo. Gặp nhóm phóng viên, ông Bình mừng ra mặt vì tưởng là người đến mua trại heo. Ông còn chào thuê 5 dãy trại với giá chỉ 60 triệu đồng/năm rẻ bất ngờ.

Tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất hiện nay có hơn 85% nông hộ nuôi heo đã chính thức bỏ nghề,. Những hộ còn trụ lại thì nuôi cầm chừng chờ giá lên. Hộ nhà bà Tám trước đây nuôi hàng trăm con heo mà giờ chỉ còn giữ lại duy nhất con heo nái để nhân giống chờ dịp giá lên thì nuôi nhiều. Theo bà Tám, người dân ở đây đã quá sợ nuôi heo, ai cũng nợ nần vì heo rớt giá.

Không dám đương đầu với mạo hiểm

Heo rớt giá rồi lại tăng rồi lại giảm nhưng tăng thì ít mà giảm thì nhiều khiến cho hầu hết người chăn nuôi heo đã quá quen với sự phập phù này và chấp nhận nuôi heo phải mạo hiểm. Thế nhưng, đợt mất giá liên tục vừa qua đã khiến tiền bạc của đại đa số hộ dân đi tong. Nhiều hộ dân bán hết tài sản để trả nợ, phải chạy ăn từng bữa nên không còn khả năng mua con giống, thức ăn chăn nuôi.


Nhiều hộ dân tại đây đều cho rằng nếu vay được tiền để mua heo giống thì cũng khó mà nuôi được vì các đại lý thức ăn chăn nuôi không cho mua hàng gối đầu như trước nữa nhất là trong tình trạng giá heo thất thường như thế này. Theo ông Thái, thời hoàng kim, người nuôi heo chỉ cần gọi điện thoại là đại lý chở thức ăn chăn nuôi đến tận trại, heo xuất chuồng mới trả tiền, thậm chí cho gối đầu 2-3 lứa. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính khiến người nông dân chẳng còn chút mặn mà với nghề chăn nuôi heo đó là họ quá mệt mỏi với tình trạng biến động thất thường giá cả như hiện nay. Thiếu vắng những cơ sở thẩm định giá, bình ổn giá và cũng không được các cơ quan ban ngành định hướng nên người dân không dám mạo hiểm với nghề này nữa.

Thứ Ba

Làm giàu từ trang trại chăn nuôi gia súc vùng cao

Tại các khu vực vùng cao nghề chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp chính là những nghề kiếm sống của bà con nơi đây. Trong đó, phần lớn hiện nay các hộ dân chuyển hướng sang làm giàu từ chăn nuôi các loại gia súc.

Với điều kiện khí hậu mát mẻ cùng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăn nuôi, ông Sáu ở xã Nghĩa Thuận, Quản Bạ đã khởi nghiệp với dự án cung cấp thức ăn chuồng trại cho hoạt động chăn nuôi gia súc bằng tổng số vốn lên tới hơn 500 triệu đồng.


Trước đây từng là hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ với cơ sở chật chội nên gia đình ông Sáu vẫn còn khá khó khăn. Sau khi được người thân ủng hộ với dự định của mình, ông Sáu mạnh dạn mở rộng diện tích chuồng trại chăn nuôi gia súc. Cách nuôi bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn gúp cho đàn lợn phát triển nhanh đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Không những thế, mô hình chăn nuôi của ông Sáu còn được chính quyền rất ủng hộ, cử cán bộ về hướng dẫn chăn nuôi, tiêm phòng chống dịch bệnh nên đàn gia súc khỏe mạnh, cứ lớn nhanh như thổi. Chất thải từ chuồng nuôi được tận dụng cho vườn cây ăn quả đảm bảo vệ sinh môi trường.


Với mục đích nhân giống số lượng lớn nhằm cung ứng giống cho bà con nên hiện tại trong chuồng nhà ông Sáu có tới hơn 30 con lợn nái sẵn sàng sinh con. Mô hình chăn nuôi tại trang trại của ông Sáu được thực hiện theo một quy trình khép kín, các thành phần trong thức ăn luôn đảm bảo chất dinh dưỡng nên đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh.

Tính đến nay mô hình trang trại của ông Sáu đã đi vào hoạt động được khoảng 1 năm. Giá thành rẻ hơn so với giá địa phương lại phù hợp với túi tiền của bà con nên sản phẩm của gia đình luôn có người đặt trước. Ngoài chăn nuôi, gia đình ông Sán cũng tận dụng những khoảng đất trống để trồng các loại cây ăn quả tăng thêm thu nhập.

Giữa vùng đất cao có những thuận lợi nhất định nhưng cũng vô vàn khó khăn, ông Sáu mong muốn sau này sẽ trở thành nhà phân phối giống gia súc rộng khắp địa phương. Hy vọng những ước mơ của ông sẽ thành hiện thực.

>>>> Xem thêm: Tin tức ngành thủy hải sản Việt Nam

Thứ Năm

Một số nghề chăn nuôi kiếm bộn tiền ở làng quê

Sinh ra ở làng quê ắt hẳn thiệt thòi nhiều hơn các bạn sống ở thành phố nhưng vượt lên trên sự khó khăn ấy, nhiều thanh niên trẻ đã tìm thấy cơ hội làm giàu từ chăn nuôi, trồng trọt. Dưới đây là một số nghề chăn nuôi có thể kiếm bộn tiền từ làng quê.

Nuôi heo thịt

Hiện nay, nước ta chưa có giống heo siêu thịt mà chỉ nuôi được những giống heo siêu nạc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trước đây người ta còn quan niệm nếu heo nuôi không dùng để giống thì xếp hết vào loại nuôi thịt kể cả heo kém chất lượng, heo bị tật...


Tuy nhiên, với kỹ thuật chăn nuôi heo thịt công nghiệp ngày nay thì để có giá trị kinh tế cao đủ để làm giàu giống heo thịt phải là loại heo ngoại, heo lai có tỷ lệ thịt cao, khả năng phát triển tốt. Không những thế, người dân còn phải chọn heo có vóc dáng cao to, lưng thẳng, đòn dài, ngực rộng, đùi to, phàm ăn, sức khoẻ tốt.

Chăn nuôi trâu

Trước đây, người ta nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo phục vụ cho hoạt động trồng trọt nông nghiệp nên tiềm năng về sản xuất trâu thịt hầu như không được chú trọng. Trong khi đó thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản và rất giá trị đối với sức khỏe con người.

Để tăng năng suất và chất lượng thịt trâu, người ta cần tiến hành vỗ béo trâu theo thời điểm. Thời điểm vỗ béo ở lứa tuổi trâu còn non sẽ cho tỷ lệ thịt cao nhất và chất lượng thịt cũng tốt nhất. Ngoài cách làm giàu từ trâu thịt thì chăn nuôi trâu sinh sản cũng được xem là một nghề đầy tiềm năng hiện nay.

Chăn nuôi vịt trời

Tại xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua người dân bàn tán rất sôi nổi về mô hình làm giàu của anh Doanh với đàn vịt trời, một loài chim hoang dã. Mặc dù đã bước qua tuổi 50 nhưng ông Doanh đã trở thành người đầu tiên trong địa phương nuôi thành công đàn vịt trời. Vào năm 2015, ông Doanh mua hơn chục con vịt trời giống về nuôi. Nhờ vào kiến thức thu thập được cùng kiến thức chăn nuôi vịt xiêm trước đây mà đàn vịt nhà ông Doanh nuôi đâu lớn đó.

Từ hơn chục con giống trang trại chăn nuôi vịt trời của ông Doanh hiện nay đã nâng tổng số con lên 200 con. Với mỗi con vịt trời có mức giá khoảng 140.000đ đến 200.000đ, mỗi năm ông Doanh thu về hàng trăm triệu đồng, ổn định cuộc sống và có dư giả hơn trước rất nhiều.

Tấm gương làm giàu từ mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ngành nghề chăn nuôi tại Việt Nam cũng có chiều hướng cải thiện năng suất và chất lượng tăng giá trị kinh tế trên thị trường. Trong đó, những mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại các địa phương cũng có nhiều chuyển biến. Người dân đua nhau làm giàu từ nông thôn bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi đặc sản, gia súc gia cầm...


Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê đất thuần nông, chị Nguyễn Phương nguyên Hội trưởng chi hội phụ nữ của xã đã quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương với dự án ấp ủ bấy lâu nay là chăn nuôi gia súc gia cầm. Năm 2005, nhận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình chị Phương mạnh dạn chuyển đổi 2 sào đất trồng lúa sang nuôi gà, lợn công nghiệp.

Ban đầu chị Phương đầu tư 350 triệu xây dựng hệ thống chuồng trại để đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Khởi đầu với 500 con gà mái đẻ và 20 con lợn thương phẩm, chị Phương còn đầu tư thêm 1 máy ấp trứng với tổng công suất 2.000 quả /lần. Được biết trước khi xây dựng trang trại, chị cũng đã học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo, các hộ chăn nuôi giỏi, bạn nhà nông làm giàu... chị còn tham gia các lớp huấn luyện chuyển giao khoa học kĩ thuật chăn nuôi của các cơ quan xã, huyện.


Nhờ có sự chuẩn bị tốt ban đầu mà đàn gia súc gia cầm của trang trại chị Phương phát triển rất tốt, không bị dịch bệnh. Sau khi trừ các khoản chi phí năm đầu tiên gia đình chị đã thu lãi 85 triệu đồng. Không dừng lại ở đấy, năm 2012 gia đình chị Phương lại tiếp tục đầu tư gần 2 mẫu đất cấy lúa kém hiệu quả của bà con nông dân để đầu tư 2 tỷ đồng xây ra 2 dãy chuồng rộng 1 để nuôi gà, 1 dãy để nuôi lợn.

Ngoài chăn nuôi, chị Phương còn trồng thêm một số loại giống cây ăn quả trồng chậu để lấy chi phí đầu tư cho trang trại. Nhờ vậy, đến nay trang trại nhà chị có đủ sản phẩm để cung cấp cho đại lý, hộ chăn nuôi hàng chục vạn gà giống và hơn 20 tấn gà lợn thương phẩm. Mỗi năm, trang trại của chị Phương thu về gần 300 triệu đồng.

Những ý tưởng làm giàu từ chăn nuôi tại nhà


Mặc dù hiện nay chăn nuôi tại Việt Nam đang ngày càng bão hòa, người người nhà nhà làm giàu từ chăn nuôi nhưng nếu biết cách lựa chọn vật nuôi và phát triển đúng cách thì bạn vẫn có thể trở nên giàu có nhờ nghề chăn nuôi đó.


Hầu hết các dự án làm giàu từ nhà nông từ chăn nuôi đến trồng trọt đều có mức vốn đầu tư khá linh động, bà con có thể lựa chọn mức đầu tư ban đầu dù lớn hay nhỏ thì cũng có thể thực hiện được. Dưới đây là những mô hình làm giàu từ chăn nuôi với số vốn đầu tư chưa đến 100 triệu để bà con tham khảo.

Nuôi bồ câu

Theo báo tin nông nghiệp, bồ câu là loài thuộc bộ chim có mức độ tiêu thụ lớn nhất hiện nay. Trong khi đó nuôi chim bồ câu không cần quá cầu kỳ, cách nuôi cũng tương tự nuôi gà tre và gà lôi nên đây là mô hình khá tiềm năng. Nếu chăn nuôi tốt, tính riêng các mối quán nhậu cũng đủ đầu ra cho bạn hoặc nếu muốn phân phối được nhiều hơn bà con có thể xây dựng thương hiệu bỏ sỉ cho các cửa hàng bán thịt chim bồ câu.

Thời điểm đầu nếu chưa có nhiều vốn, bà con chỉ cần bắt đầu với quy mô nhỏ khoảng chục con rồi gây dần số lượng lên. Chỉ với vốn khoảng 30 – 40 triệu cũng có thể bắt đầu với nghề nuôi chim bồ câu. Sau khi có được nguồn thu đầu tiên bà con có thể dùng số tiền đó mua thêm chim giống về nuôi dần dần nhân số lượng con chả mấy chốc mà có một đàn chim trăm con, nghìn con.

Nghề chăn nuôi lừa

Nghề chăn nuôi lừa ở Việt Nam thực tế không quá phổ biến nên đây cũng là một điểm mạnh để bà con có thể tự do phát triển. Để chọn mua được lừa giống khỏe mạnh, bà con có thể đến những vùng cao Tây Nguyên hoặc hỏi thăm người quen biết, tránh mua con giống trôi nổi trên thị trường.

Lừa là loại động vật khá thân thiện nên ngoài việc kiếm được tiền từ sữa mà chúng còn có thể làm vật nuôi cho trại chăn nuôi thu hút khách thăm quan chụp ảnh.

Nuôi gà ri

Gà ri là giống gà tương đối dễ nuôi và có giá trị kinh tế khá cao mà giá con gà giống chỉ khoảng dưới 15.000/con nên đây cũng là hình thức làm giàu khá hợp lý. Hiện nay thịt gà ri được xem như một loại đặc sản khá ưa chuộng bởi thị thơm ngon, vị lạ hơn so với các giống gà phổ thông khác. Gà ri bán vào dịp tết có giá tới vài trăm nghìn một con cũng là thời điểm người dân có thể kiếm được kha khá tiền.

Trên đây là những mô hình làm giàu từ chăn nuôi, ngoài ra bà con có thể tham khảo thêm những kiến thức về cây ăn quả và cây công nghiệp cũng rất tiềm năng.

Thứ Bảy

Xu hướng làm giàu từ chăn nuôi gia súc gia cầm

Nắm bắt xu thế phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, nhiều hộ nông dân đã quyết tâm làm giàu từ mảnh đất quê hương. Vượt qua sự an toàn của nghề trồng lúa, trồng ngô, nhiều gia đình đã mạnh dạn thay đổi cách làm giàu từ trồng trọt sang chăn nuôi và kiếm bộn tiền ngay sau đó.

Những mẩu chuyện nhỏ về làm giàu từ chăn nuôi gia súc gia cầm

Tại Quỳnh Lộc, Quỳnh Lưu, Nghệ An từ lâu đã nổi tiếng với nghề nuôi nai lấy nhung bán. Nai nuôi chỉ mất khoảng 2 năm là lấy được 1,5kg nhung. Trước tình hình giá nhung nay đang tăng, nai nuôi càng lâu năm nhung càng dài, người dân lại kiếm được nhiều tiền.


Theo nông dân tại đây chia sẻ, trước đây địa phương chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn quả mặc dù thu nhập cũng đủ sống và có dư nhưng khi nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ nghề nuôi nai lấy nhung thì rất nhiều hộ đã chuyển sang nuôi nai. Thức ăn cho nai không quá phức tạp, chỉ là: cỏ, ngô, lúa và lá cây khô. Như vậy chi phí chuồng trại, thức ăn cho nai cũng tương đương nuôi bê con nên ai nấy đều háo hức với nghề này.

Ngoài ra nuôi ngựa bạch cũng là nghề hái ra tiền của người dân Thái Nguyên. Những năm gần đây dân Thái Nguyên giàu lên trông thấy nhờ nghề nuôi ngựa bạch cung cấp cho thị trường khắp cả nước. Đối với ngựa bạch, vốn đầ tư ban đầu tương đối cao nhưng quá trình chăn nuôi ngựa bạch lại không mất nhiều công sức mà lại thu lợi nhuận cao.


Ngựa bạch được người dân lấy giống chủ yếu từ vùng núi Lào Cai và Cao Bằng với giá chỉ khoảng 15 triệu đồng. Sau 1 năm vỗ béo, người dân sẽ bán chúng được với giá 50-60 triệu. Những con ngựa được người mua lấy xương về nấu cao còn có giá hấp dẫn hơn nhiều lần bán lấy thịt.

Nghề chăn nuôi gia cầm cũng được xem là mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao mà vốn đầu tư rất linh hoạt. Các hộ gia đình nhỏ lẻ có thể đầu tư một đàn gà từ 20-30 dần dần phát triển lên vài trăm con rất nhanh chóng. Thức ăn cho chăn nuôi gia cầm khá tiết kiệm và có thể tận dụng từ tự nhiên, dễ kiếm.

So với chăn nuôi gia súc thì nuôi gia cầm không có lợi nhuận cao bằng nhưng lại chủ động được nguồn vốn. Các nông hộ chỉ cần đầu tư ban đầu vài trăm nghìn cũng có thể nuôi gà và tùy theo tình hình phát triển mà có thể mở rộng quy mô. Trong khi đó, nhu cầu thị gà, thịt vịt các loại trên thị trường vẫn luôn rất lớn nên đây cũng là nghề chăn nuôi hái ra tiền cho người dân vùng nông thôn.

Thứ Sáu

Mẹo sử dụng bã rượu làm thức ăn cho bò

Sử dụng bã rượu làm thức ăn chăn nuôi tưởng chừng là điều không thể thì nay câu chuyện vỗ béo bò bằng bã rượu đã trở thành đặc sản của vùng thôn Cù Lâm - Bình Định. Đặc biệt, bò được nuôi bằng bã rượu vẫn cho chất lượng thịt thơm ngon đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Nổi tiếng với nghề làm rượu, trước kia tại Cù Lâm người ta thường phải bỏ bã rượu đi nhưng ngay sau khi phát hiện ra giá trị của bã rượu đối với nghề chăn nuôi gia súc thì người dân tại đây đã áp dụng triệt để vào trong chăn nuôi. Giờ đây, bã rượu sản sinh từ quá trình làm rượu không còn bị bỏ đi phí phạm nữa mà được người dân đưa vào nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi bò giúp tiết kiệm trăm triệu mỗi năm.


Chia sẻ với nhiều tờ báo lớn, ông Phong tại thôn Cù Lâm cho hay: muốn cho bò nhanh béo, quan trọng nhất là chọn được giống phải bò lai, không bệnh tật và phải có khung xương to, mông lưng to bản. Đồng thời, bò phải được tiêm phòng đẩy đủ, đặc biệt giữ chuồng trại luôn sạch sẽ. Có những con bò ông Phong mua với giá 40 triệu và về vỗ béo trong 2 tháng bán được 49 triệu, trừ chi phí đi lãi hơn 6 triệu đồng. Như vậy, nhà ông Phong nuôi đàn bò 4-5 con mỗi tháng lãi được 15 triệu đồng đủ ổn định và trang trải cuộc sống, thậm chí còn khá dư giả. Với phương thức chăn nuôi cho ăn bã rượu kiểu mới, ông cảm thấy nuôi bò rất nhàn nên tích cực đầu tư.



Bên cạnh bã rượu, nguồn thức ăn tại địa bàn cũng khá đa dạng từ cỏ tươi, cỏ voi, rơm rạ... và một số loại cám tinh để làm thức ăn cho bò. Ngoài ra, người dân cũng có thể kết hợp bã rượu với bột mì, cám trộn lại để thay thế thức ăn tinh giảm chi phí.

Hầu hết các thương lái thu mua bò tại làng Cù Lâm đều có đánh giá về chất lượng thịt bò khá tốt, bò  to mập, chắc thịt mà lại được khách hàng ưa chuộng. Hiện tại trên địa bàn thôn có tới trên 2.500 hộ dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa và chăn nuôi bò. Trong đó, hơn một nửa hộ dân làm nghề nuôi và vỗ béo bò thu lợi nhuận. Phương pháp chăn nuôi bò sử dụng bã rượu đã được kiểm nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng nên đây là cơ hội cho bà con nông dân ở đây giảm bớt chi phí chăn nuôi, nâng cao lợi nhuận.

Thứ Ba

Phổ biến kỹ thuật chống rét cho cá nuôi ao

Cá là loài động vật sống dưới nước có thân nhiệt trung bình thấp, khả năng chịu lạnh tốt tương tự các loài bò sát. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết phân biệt rõ ràng như ở Việt Nam thì các trang trại nuôi cá ao cũng thường xuyên gặp phải tình trạng cá chết do thời tiết.

Một số loài cá có khả năng chịu lạnh kém có thể chết thường xuyên tại ao nuôi nếu không có phương pháp chống rét thích hợp. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật chống rét cho cá nuôi ao để giảm thiểu rủi ro nhé. Đặc biệt các kỹ thuật này cũng có thể áp dụng cho mô hình chăn nuôi tôm.

Lựa chọn và chuẩn bị cho ao nuôi

Có một lời khuyên là nên chọn ao nuôi cá tôm có mô hình kín gió, nằm ngang với hướng gió bắc, đất pha cát của ao có thể sâu từ 1,2 – 1,5m và đáy ít bùn. Ao phải đảm bảo khả năng cấp thoát nước tốt, có thể thay nước dễ dàng để cải tạo nguồn nước và môi trường sống.

Vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm hãy tiến hành tát hết nước để bắt cá tạp như: cá cờ, cá rô.. rồi dọn sạch cây cỏ ven bờ, tìm lấp hang hốc. Bà con sử dụng 50kg vôi bột cho diện tích ao 1 sào đất, thực hiện rắc khắp ao để phơi nắng 1 đến 2 ngày, sau đó diệt hết côn trùng gây bệnh cho cá, đưa nước sạch vào duy trì độ sâu 1.2 đến 1.5m rồi thả cá giống vào nuôi.

Lựa chọn giống cá tôm chịu rét

Trên thị trường có bán nhiều loại giống cá tôm chống rét như rô phi đơn tính hay cá chim trắng, tôm thì có tôm càng xanh. Đây là những giống dễ nhập mà cũng dễ nuôi ở điều kiện thời tiết của Việt Nam.

Khi lựa chọn cá đưa vào ao nuôi cũng phải tuyển chọn giống rõ ràng, chọn những con khỏe mạnh, không xây sát hay bệnh tật để tránh cá mắc bệnh trước khi thả xuống ao nuôi. Ngoài ra, trước khi đưa cá vào ao, bà con cần cho cá tắm nước muối siêu loãng, khoảng 3 phần nghìn trong vài phút.

Phương pháp chống rét cho cá tôm

Sử dụng bao nilon

Bà con có thể sử dụng bao nilon che ao nuôi cá tôm rồi tiến hành chăn nuôi như bình thường. Khi vào thời điểm rét đậm rét hạt, dùng tre làm giàn trên mặt ao che phủ nilon kín để tăng khả năng giữ nhiệt độ cho ao. Thả bèo tây lên bề mặt ao giúp chắn gió và giữ nhiệt độ.

Sử dụng sọt tránh rét

Bà con cũng có thể làm sọt cho cá tránh rét, lùa cá về một góc ao về nơi kín gió nhất để chúng tập trung lại sẽ đỡ được rét. Ngay lúc đó có thể dùng nước vôi trong phun vào sát trùng.

Chú ý chế độ ăn uống đảm bảo cá, tôm luôn trong tình trạng khỏe mạnh, không bị đói sẽ có sức đề kháng, chống chịu giá lạnh tốt hơn.

Thứ Tư

Làm giàu từ nghề nuôi cóc - điều ít ai ngờ tới

Cóc là loài động vật lưỡng cư có thân hình xấu xí và có tuyến độc phun ra ở da, vì thế mà nhiều người nghĩ rằng loài động vật này không có giá trị gì, nên biến mất. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu thu mua cóc lại đang rất cao bởi loài động vật này chính là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất lại là nguyên liệu chế biến ruốc, thực phẩm tăng cân chống còi xương cho trẻ em.

Quá trình phát hiện giá trị của loài cóc

Nhận thấy cánh đồng ở thôn nhiều cóc, ông Quý ở Thọ An đã bắt về làm ruốc cho các cháu ăn và thấy các cháu lớn nhanh, khỏe mạnh, thoát khỏi còi xương. Sau đó, ông Quý đã nảy ra ý nghĩ đem thử ruốc cóc ra bán ở Hà Nội xem sao. Kết quả là món ruốc cóc của ông được nhiều người biết đến. Nối bước theo chân của ông Quý có rất nhiều hộ gia đình cũng đã bán cóc để tăng thêm thu nhập.


Theo lời chuyền từ xưa, cóc chính là bài thuốc có tác dụng rất tốt cho việc bổi bổ sức khỏe con người. Thịt và xương cóc chính là được dùng để làm thuốc chữa bệnh còi xương ở trẻ em. Đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng thì chỉ cần 1 - 2 tháng thường xuyên ăn kèm ruốc cóc sẽ kích thích thèm ăn, tăng sức đề kháng, đỡ mồ hôi trộm, phụ nữ sau sinh nếu ăn thì khí huyết lưu thông, người già ăn vào sẽ cứng gân, bền cốt đẩy lùi các bệnh liên quan đến xương: loãng xương, vôi đốt sống...

Tuy vậy, ở thời gian đầu việc kiếm tiền từ cóc cũng chẳng phải dễ dàng gì đối với người dân ở đây. Bởi khi người ta khai thác nhiều quá rồi thì lượng cóc cũng sẽ hao hụt đi, đòi hỏi phải tự xây dựng mô hình nuôi cóc chuồng trại. Thông thường, cóc đồng bằng sẽ nhiều thịt hơn cóc trên rừng. Ruốc được làm từ cóc đồng luôn thơm hơn ngon hơn và bông hơn.

Ngoài khó khăn kể trên, người làm nghề này sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác chẳng như thời tiết, thiên tai bão lũ cũng như không ít những tin đồn thất thiệt về loài cóc làm người dân hoang mang chẳng hạn như tin đồn có phun nhựa gây mù mắt...


Những thợ chuyên buôn bán cóc nơi đây cho biết, đúng là trong con cóc có nhiều độc tố nhưng nếu chúng ta cẩn thận trong từng khâu mổ xẻ và chế biến thì sẽ không còn bất cứ tác hại gì cho người sử dụng cả. Cuối cùng, ruốc cóc vẫn là lựa chọn của nhiều gia đình bởi nó có quá nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Quy trình làm ruốc cóc sẽ bắt đầu từ chặt đầu, lột da, bóp muối và lọch xương, giã nhỏ và rang khô. Quán trình giã nhỏ và rang khô là những giai đoạn quan trọng nhất quyết định ruốc cóc có bông, nhiều chất hay không và có bảo quản được tốt hay không.

Như vậy, trên thực tế nhiều hộ gia đình tại Thọ An đã giàu lên trông thấy nhờ nghề bán ruốc cóc. Vậy nên hãy cứ xem có là món quà dành cho các hộ dân ở dây.

Thứ Ba

Những lưu ý kỹ thuật nuôi lợn nái cho bà con

Nuôi lợn nái từng trở thành một nghề chăn nuôi rất phổ biến với người dân Việt Nam những năm 2000 bởi thời điểm đó, lợn vẫn là nguồn thực phẩm chính nhưng chưa có nhiều trang trại chăn nuôi lớn để cung ứng cho thị trường. Việc chăn nuôi bấy giờ chủ yếu là cá nhân hộ gia đình nhỏ lẻ, mỗi nhà nuôi một con lợn và lợn nái cũng được nuôi rất nhiều.

Hiện nay, mặc dù không còn nhiều hộ gia đình nuôi lợn nái như trước kia nữa nhưng rất nhiều trang trại lớn đã xây dựng mô hình nuôi lợn nái giống thành công mang về nguồn thu nhập khủng. Nếu bà con muốn làm giàu với mô hình nuôi lợn giống, đừng bỏ qua những kỹ thuật dưới đây nhé.


1. Kỹ thuật chọn giống lợn

Các loại giống lợn nhập: Yorkshire, Landrace, Duroc hay Pietrain. Trong khi đó, lợn giống ở thị trường nội địa lại xuất phát chủ yếu từ Móng Cái, Thuộc Nhiêu hay Ba Xuyên.

Giống lợn ngoại thường được cho là tốt hơn nhưng các giống lợn nội lại có ưu điểm: dễ nuôi hơn, chịu khổ tốt hơn, khả năng chống bệnh tật cao hơn nên bà con rất dễ nuôi. Tuy vậy, các giống này có nhược điểm chung đó là chậm lớn, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng cao và tỷ lệ nạc cũng thấp.

Ngược lại, giống lợn ngoại lại có ưu điểm là tầm vóc to lớn: một con trưởng thành có thể nặng từ 250 – 400 kg, lợn ngoại lại lớn nhanh (đạt 90 – 100 kg chỉ sau 5 – 6 tháng), thức ăn tiêu tốn thấp, tỷ lệ nạc cao. Tuy nhiên, giống lợn ngoại thì sẽ có khả năng thích nghi kém, đòi hỏi người nuôi phải có nhiều kiến thức và điều kiện về thức ăn mới nuôi được loại lợn này.


2. Một số mẹo chọn lợn nái giống

Cách 1: Dựa vào tổ tiên chúng

Bà con có thể chọn lợn nái giống từ việc xem lợn bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con không, trọng lượng cai sữa cao hay không, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa hay không.

Cách 2: Dựa vào sức sinh trưởng của lợn

Bà con để ý sau cai sữa đến 6 tháng những lợn có tăng cân nhanh, tiêu tốn thức ăn ít và khoẻ mạnh ưu tiên chọn làm lợn nái giống.

Cách 3: Dựa vào ngoại hình

Một cách chọn giống nữa đó là lựa chọn theo ngoại hình. Lợn giống tốt sẽ có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống lợn đó. Những lợn nên chọn là lợn có ngoại hình và thể chất tốt. Ví dụ: đòn dài, vai nở, đùi to, ngực sâu, mông to bụng thon, bộ khung vững chắc...

Việc chọn lợn nái giống là khá quan trọng bởi nếu chọn được lợn giống tốt thì việc chăn nuôi sau này sẽ rất thuận lợn. Tốn ít thức ăn mà lợn vẫn chóng lớn, hiệu quả kinh tế cao.

Thứ Sáu

Nuôi gà rừng - cơ hội làm giàu nhờ có kỹ thuật tốt

Gà rừng trước kia chủ yếu được dan trên các bản nuôi thả trên rừng nên có chất lượng thịt hơn hẳn so với các loại gà dưới miền xuôi. Gà rừng có chất thịt rắn chắc, không sợ chứa cám tăng trọng hay các chất hóa học như những loại gà nuôi công nghiệp như hiện nay.

Gà rừng cũng được xem là một đặc sản ẩm thực đối với thực khách trên cả nước bởi nó không những ngon mà còn hiếm nữa. Thế nhưng, với kinh nghiệm và kỹ thuật cải tiến thì hiện nay người ta đã nuôi gà rừng ở vùng đồng bằng, các miền quê rất thành công. Gà chủ yếu được nuôi tại các gò đồi, vườn cây tự tạo cùng chế độ ăn rất tự nhiên.


Trần Văn Thanh - tấm gương làm giàu với mô hình nuôi gà rừng

Với mô hình nuôi khoảng 200 con gà rừng, ông Thanh cho biết: Để tránh dịch bệnh cho gà rừng, ngoài chuồng và sân có nắng lẫn bóng mát cho gà rừng, khâu chọn con giống cũng khá là quan trọng. Bà con nên mua gà rừng con ở cơ sở sản xuất con giống tốt, đã được chủng ngừa đầy đủ về nuôi, trong khoảng tháng rưỡi đầu thực hiện đầy đủ lịch nhỏ mũi, chích thuốc định kì thì an toàn không phải quá lo lắng dịch bệnh gì xảy ra nữa. Quan trọng hơn phải lựa được toàn những con trống".

Thức ăn nuôi gà rừng có thể kết hợp thức ăn công nghiệp, bắp xay và cơm cháy mua ở các cơ sở nấu ăn khoảng 5.000 đồng/kg. Tính bình quân nuôi 200 con thì chi phí thức ăn mỗi tháng ngoài 1 triệu đồng. Chi phí này không lớn nên nếu nuôi thành công thì lời cũng khá. Còn vệ sinh chuồng chỉ cần đổ trấu để phân mau khô, hạn chế được sự hôi bẩn.


Thời gian gọi thiến gà rừng cũng quan trọng. Khoảng 3-4 tháng, mào gà rừng nhú lên khoảng 1 phân, trứng (cà) bằng hạt đậu trắng là thiến tốt. Thiến sớm trứng nhỏ như hạt gạo khó thiến. Thiến trễ gà rừng biết gáy, đá nhau, đạp mái rồi thì trọng lượng tăng chậm mà dân sành ăn cho rằng thịt gà rừng không ngon. Thiến gà rừng không khó, chỉ cần một dụng cụ đơn giản, chọc vào hông gà rừng lấy ra, dùng dây cứa những hạt trứng là xong. Chỉ sau vài tiếng là gà rừng có thể đi đứng, ăn lại bình thường.

Chỉ cần nuôi 200 con, mỗi lần xuất chuồng thu nhập cũng được không dưới 50 triệu đồng. Trừ vốn con giống và thức ăn, người nuôi cũng còn vài chục triệu, một khoản tiền không nhỏ với nhiều nhà nông. Một số địa phương đã có thợ thiến gà rừng, 200 con họ chỉ làm vài tiếng. Công thiến 5.000 đồng/con. Thiến 200 gà rừng được trên 1 kg trứng; giá trứng không rẻ, bán cho nhà hàng khoảng hai trăm ngà rừngn đồng/kg. Với những vùng nông thôn thì phần lớn nhà nào cũng có khoảnh sân, mảnh vườn đủ để có thể nuôi gà rừng. Nuôi gà rừng thiến tăng thu nhập kinh tế gia đình cao hơn gấp mấy lần nuôi gà rừng thường. Việc nuôi không mấy nặng nhọc, không cần nhiều tiền vốn nhưng có thể giúp nông dân có nguồn thu nhập khá.

Gà rừng thiến xuất chuồng gọi thương lái là họ đến mua ngay. Trong những dịp lễ Tết, họ lùng mua thường xuyên hơn. Thời gian từ trước và sau Tết âm lịch, gà rừng thiến tiêu thụ rất mạnh, đặc biệt là trong giới người Hoa ở Chợ Lớn (TPHCM). Nhiều người thích gà rừng thiến, nghĩ là cúng kiếng được “linh thiêng” hơn; hoặc ăn thịt thì gà rừng thiến mập, thịt săn béo, lại ngọt thịt hơn gà rừng thường.

Thứ Tư

Cách chọn giống rắn ráo trâu nuôi khỏe mạnh nhanh lớn

Ngày nay, rắn ráo trâu đang nổi lên là một trong những loại thực phẩm có sức thu hút với khách hàng nhờ độ khác lạ, ngon miệng và những công hiệu hữu ích mà nó đan mang lại. Sức tiêu thụ của loại thực phẩm này đang ngày một tăng, mà giờ đây có nhiều hơn các trang trại đâu tư cho mô hình nuôi rắn ráo trâu mang lại hiệu quả kinh tế cao này

Những ưu điểm để những người nông dân trồng trọt tự tin khi tiến hành mô hình nuôi rắn ráo trâu là chúng khá dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, ít mắc phải bệnh tật và không yêu cầu cao cho trang trại. Chi phí đầu vào và nguồn thức ăn dễ kiếm cũng là một trong số những ưu điểm khác của loài rắn ráo trâu này.


Chọn giống rắn ráo trâu đảm bảo chất lượng

Chọn giống là bước đầu tiên để đảm bảo mô hình trang trại nuôi rắn ráo trâu thành công ngay từ bước đầu. Rắn ráo trâu thường sinh sôi và phát triển rất nhanh trong khu vực nhiệt đới, Việt Nam chúng ta cũng là nơi thích hợp cho sự phát triển của loài rắn ráo trâu này. Công việc chọn giống rắn ráo trâu quyết định đến sự thành bại của việc nuôi chúng, vì thế, bước này cần được thực hiện khắt khe hơn. Rắn ráo trâu giống đạt yêu cầu nếu như đạt các tiêu chuẩn sau:

- Kích thướt không nhỏ hơn ngón tay cái người lớn
- Ngoài hình không có dị tật hay khuyết điểm
- Những con giống cần có kích thướt tương đương, đảm bảo nuôi dưỡng và sinh sản tốt
- Có tốt độ di chuyên đạt yêu cầu vì những con không đạt yêu cầu thường dễ mắc bệnh


Có hai lựa chọn cho những người nuôi rắn ráo trâu trong việc chọn lựa rắn ráo trâu giống. Đó là có thể tìm rắn ráo trâu giống trong tự nhiên hoặc tìm đến các trang trại. Rắn ráo trâu thường hay xuất hiện nhiều vào những ngày trời mưa, nếu có nhu cầu tìm rắn ráo trâu giống trong tự nhiên hãy lựa chọn thời điểm này nhé.

Thứ Hai

Kinh nghiệp xây chuồng trâu khoa học

Như bạn biết, thông thường chuồng trâu nuôi trâu được xây dựng ở những khu vực rộng và riêng biệt để đảm bảo vệ sinh môi trường một cách tốt nhất. Nơi xây chuồng trâu phải có vị trí đất cao ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh cũng như có thể đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt.

Diện tích chuồng trâu

Tùy thuộc vào số lượng đàn trâu mà cách bạn có thể bố trí diện tích chuồng trâu cũng như thiết kế chuồng trâu một cách cân đối phù hợp nhất. Thông thường thì độ cao của chuồng trâu nên từ 3,2-3,5m, còn chiều dài thì tùy theo ý muốn của bạn. Nhìn chung, bạn có thể xây dựng chuồng trâu trại thành 1 dãy, 2 dãy…tùy thuộc vào kích cỡ và diện tích đất của gia đình bạn.


Hướng chuồng trâu

Xây dựng chuồng trâu chỉ cần chú ý đến tiêu chí đó là thoáng mát nhưng tránh được gió lùa vào mùa đông, nên hướng chuồng trâu nuôi trâu nên được xây dựng theo hướng nam hoặc đông nam là tốt nhất.

Nền chuồng trâu

Như đã nói ở phần địa điểm, nơi làm chuồng trâu phải có nền đất cao. Vì vậy, khi làm nên, bạn nên lưu ý phải thiết kế mặt nền chuồng trâu phải cao hơn sân vườn, điều này sẽ giúp tránh được ẩm ướt và lầy lội vào mùa mưa.

Bên cạnh đó, nền chuồng trâu cần phải có độ dốc thoai thoải về phía sau, giúp cho nước thải chảy về hướng đó, không gây ứ đọng, mất vệ sinh.

Nếu bạn muốn lát gạch cho nền chuồng trâu, tốt nhất nên sử dụng những loại gạch có độ nhám cao hoặc có thể đổ bê tông để có thể chống gây trơn trượt cho đàn trâu.

Rãnh thoát nước

Rãnh thoát nước là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chuồng trâu, giúp đảm bảo chuồng trâu nuôi trâu được khô ráo và sạch sẽ cũng như sẽ làm khâu dọn vệ dinh của chuồng trâu đơn giản đi rất nhiều. Cách tốt nhất bạn nên bố trí rãnh thoát nước ở cả 2 phía sau và phía trước với độ dốc hợp lý vừa đủ và được nối liền với cống rãnh thoát nước nói chung.

Về chiều rộng, rãnh thoát nước nên được thiết kế với kích thước từ 20-25 cm và bạn có thể làm thêm hố hứng nước để làm nước tưới cho cây trồng.


Hố phân trâu

Điều này tùy thuộc vào từng hộ gia đình, hố phân chăn nuôi trâu có thể được xây dựng để sử dụng chung với các hình thức chăn nuôi khác hoặc có thể xây dựng hoàn toàn riêng biệt.

Về cơ bản, bạn nên xây dựng hố phân chăn trâu gần ngay chuồng trâu để thuận tiên cho việc vận chuyển. Ngoài ra, khi xây dựng hố phân, bạn nên chú ý lát gạch, láng xi măng cũng như thiết kế nắp đậy để tránh được nước cũng như tránh được mùi hôi thối bốc lên, nhất là trong những ngày mưa gió ẩm ướt.

Mái chuồng trâu

Với độ cao từ 3,2-3,5 m, mái chuồng trâu cần được thiết kế có độ dốc để thuận tiện cho việc thoát nước được nhanh hơn. Tốt nhất độ rộng của mái nên có chiều dài đến nơi có rãnh thoát nước, điều này sẽ giúp cho không gian chuồng trâu luôn thoáng mát và sạch sẽ.

Về chất liệu, tùy điều kiện của từng hộ gia đình mà có thể lựa chọn mái che với các chất liệu khác nhau sao cho phù hợp. Chất liệu có thể là mái ngói, tấm lợp, mái tranh…Nhìn chung, bạn nên xét đến yếu tố chống được ánh nắng trong mùa hè để chọn lựa chất liệu mái che phù hợp nhất.

Tường chuồng trâu

Về chất liệu tường của chuồng trâu, bạn có thể tận dụng các vật liệu có sẵn như phiên tre, nứa. Tuy nhiên, cách tốt và hiệu quả nhất bạn nên xây gạch để giữ ấm cho đàn trâu vào mùa đông. Ngoài ra, chuồng trâu nuôi trâu cần có cửa kín để tránh được mưa gió nhất là khi thời tiết mưa lạnh giá rét vào mùa đông.

Máng ăn, máng uống

Tốt nhất bạn nên sử dụng chất liệu xi măng để xây máng ăn cũng như máng uống khi nuôi trâu. Bên cạnh đó, sử dụng máng gỗ cũng được tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình. Về cơ bản, dù là chất liệu nào đi nữa thì điều bạn cần chú ý đó chính là yếu tố sạch sẽ và dễ vệ sinh.

Ngoài nguồn thức ăn đầy đủ thì chuồng trâu nuôi trâu cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến tốc độ phát triển của đàn trâu. Vì vậy, các bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăn nuôi cũng như tham khảo một số kỹ thuật làm chuồng trâu trên đây để áp dụng một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

Thứ Sáu

Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc mèo

Mèo là loài động vật tương đối dễ sống nhưng khi nuôi nó lại tỏ ra rất kén ăn. Khác với chó, lợn, nếu thức ăn không ngon không hợp khẩu vị thì rất hay bỏ ăn.

Kỹ thuật chọn giống và làm chuồng chuột dúi

Chuột dúi là một trong những loài động vật được xem là đặc sản vùng núi thì nay đã được đưa về đồng bằng. Món ăn đặc sản này thu hút rất nhiều người chăn nuôi và buôn bán. 

Bài đăng nổi bật

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn...

Chuyên mục

Đang xem

 

© 2013 Farm Việt. All rights resevered. Designed by Templateism | Blogger Templates

Back To Top