Lan rừng là loài cây được trồng nhiều với mục đích làm cảnh nhưng hiếm ai nghĩ được rằng cây lan rừng được mọc tự nhiên rất nhiều ở những khu vực rừng, đồi núi tại Việt Nam. Nếu bạn là một người yêu thích và đam mê cây cảnh đừng bỏ qua những kỹ thuật quan trọng trong trồng lan rừng dưới đây nhé.
1. Thiết kế và bố trí vườn lan
Đối với những hộ kinh doanh trồng lan để bán thì việc bố trí, thiết kế không gian vườn lan là điều hoàn toàn cần thiết, nó giúp đảm bảo độ bền để chống gió bão và đảm bảo lan đón được ánh nắng tự nhiên. Giàn đặt chậu lan thường được làm bằng sắt, giàn treo lan thì làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn trồng lan cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hoặc dùng lưới thép.
Nên thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để lan vuông góc với đường đi của ánh nắng. Các chậu lan cũng cần chọn cùng cỡ kích thước và cùng độ tuổi. Bạn cũng nên bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc, tưới bón. Nước tưới nên lấy nước giếng, nước sạch để đảm bảo cây không bị nhiễm khuẩn và héo úa. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông.
2. Chuẩn bị giá thể và chậu
Giá thể trồng lan bạn có thể lấy từ than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ lạc. Nếu là than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước nhỏ, ngâm rửa sạch và phơi khôi than. Xơ dừa thì bạn xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch rồi đem phơi khô. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi của cây.
3. Kỹ thuật đánh chuyển chậu lan
Trồng lan tại vị trí ban đầu thì không cần phải nói làm gì nhưng thông thường lan rừng được trồng tại những chậu của cửa hàng sau đó bán cho khách vì thế có nhiều khách muốn chuyển cây lan của họ sang chậu đẹp hơn. Như vậy, việc đánh chuyển lan cũng tương đối cần lưu ý để tránh việc bị mất rễ, héo úa.
Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn.
Sau mỗi lần chuyển chậu thì phải khoảng một tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám… Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.
Thứ Năm
Một số kỹ thuật quan trọng trong trồng lan rừng
14:58
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét