Tây Nguyên là một trong những vùng đất có rất nhiều lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp và mặc dù rất tiềm năng nhưng Tây Nguyên vẫn chưa khai thác được hết giá trị mà mảnh đất này đang sở hữu. Vậy cần phải có phương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách cụ thể gắn liền với thực tế thì mới nâng tầm giá trị nông nghiệp tại đây. Tái cơ cấu nông nghiệp Tây Nguyên chính là tiền đề cho sự phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt tạo cơ hội làm giàu cho hàng ngàn người dân.
Thực trạng nông nghiệp tại Tây Nguyên
Đánh giá về thực trạng ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên, nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển nông nghiệp khu vực này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên đang có. So với khả năng có thể đạt được thì giá trị kinh tế mang lại vẫn chưa cao, quy mô còn nhỏ, thiếu sự chuyên nghiệp. Mặc dù là vùng đất tiềm năng về nông lâm nhưng Tây Nguyên lại đang là khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người khá thấp, chỉ bằng 79% mức bình quân của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển mặc dù sở hữu đất đai tiềm năng chủ yếu là do sự phát triển nôn nóng thiếu bền vững, đất canh tác thì manh mún thiếu tập trung và quy mô còn nhiều hạn chế. Mặc dù nhiều tổ chức sản xuất tại Tây Nguyên cũng đã theo quy hoạch nhưng vấn đề tự phát mở rộng diện tích trồng cây có lợi trước mắt là rất phổ biến, gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển lâu dài và bền vững.
Ngoài ra, liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm thể hiện rõ yếu kém dẫn đến thị trường tiêu thụ bị hạn chế, chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống dẫn đến đầu ra bấp bênh và phụ thuộc. Các dự án cây ăn quả, cây công nghiệp cũng chưa chú trọng xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nên giá trị kinh tế còn thấp thiếu sức hút và cạnh tranh với thị trường trong, ngoài nước.
Hướng phát triển lâu dài bền vững cho nông nghiệp Tây Nguyên
Theo số liệu thống kê mới nhất gần đây, riêng khu vực Tây Nguyên có khoảng 300 hộ nông dân tiêu biểu đã biết tận dụng tối đa lợi thế mảnh đất và không ngừng tìm tòi, học hỏi các công nghệ hiện đại phù hợp cho canh tác nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tối ưu lợi nhuận. Việc sản xuất nông nghiệp có quy mô rõ ràng, định hướng lâu dài vừa giúp bà con tiết kiệm chi phí vừa khẳng định giá trị nông sản trên thị trường.
Hiện nay, có khá nhiều quan điểm về cách tiếp cận phát triển nông nghiệp khác nhau nhưng dễ áp dụng và nâng cao sự hiệu quả nhất chính là bắt đầu từ việc học tập kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, kinh doanh của những người nông dân đang sinh sống, thành công trên chính mảnh đất của họ. Nền nông nghiệp phát triển chính là nền nông nghiệp bền vững, có quy mô lớn, giá trị kinh tế cao.
Thứ Ba
Tiềm năng phát triển nông nghiệp tại các vùng Tây Nguyên
10:04
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét