Cây công nghiệp là một trong những loại cây đóng góp lớn vào
kinh tế Việt Nam nhất là trong kim ngạch xuất khẩu nước ngoài, chè, cà phê, hồ
tiêu luôn chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù vậy, vào mùa mưa cây công nghiệp Việt Nam
luôn phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Vậy làm thế nào để khắc phục, hạn chế bớt
tổn thất của thời tiết mưa bão đối với cây công nghiệp?
Đối với vườn cà phê đã trồng được lâu năm thì sau khi thu hoạch
cần có một đợt cắt cành chính để loại bỏ các cành già cỗi và cành khô hoặc sâu
bệnh để cây không chịu ảnh hưởng từ gió bão nhiều. Sau đó, chuẩn bị đến mùa mưa
bà con cũng cần tiến hành tiếp một đợt cắt tỉa bớt cành la, những cành cho ít
hoa hoặc hầu như không có hoa.
Việc cắt tỉa như thế này sẽ làm giảm nhẹ năng suất thu hoạch
nhưng còn hơn là mất trắng nếu chẳng may có mưa bão lớn. Ngoài ra, bà con cũng
cần chú ý đến chế độ dinh
dưỡng cây trồng cho các loại cây công nghiệp để giúp cây luôn khỏe
mạnh, có khả năng chống trọi lại mùa lũ.
Xử lý một số loại sâu bệnh thường gặp
Vào mùa mưa, sâu bệnh là một trong những kẻ thù số 1 đối với
cây công nghiệp bởi nó có thể làm cho thân cây mềm hơn, dễ dàng bị đổ gãy. Dưới
đây là một số phương pháp trị bệnh cho cây cà phê:
Phun thuốc Tilt với nồng độ 0,1% hoặc Anvil nồng độ 0,2% để
phòng trừ bệnh. Lưu ý khi phun thuốc phải phun kỹ vào mặt dưới của lá và phun
đúng thời điểm, bắt đầu phun khi thấy hiện tượng lá bị bệnh khoảng 10%. Thời điểm
này thường xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu được 2-3 tháng, bà con phun liên tiếp
2-3 lần mỗi lần cách nhau 1 tháng.
>>> Xem thêm: Tin
tức về thủy
hải sản
Thuốc phòng bệnh cho cây công nghiệp thường chỉ có tác dụng
trong 1 năm và như vậy mỗi năm phải tiến hành 1 đợt phun thuốc phòng bệnh cho
cây. Nếu cây có tỷ lệ bệnh quá nặng hãy cưa bỏ đi rồi ghép với giống cà phê chọn
lọc có khả năng chống lại bệnh hại tốt hơn.
Như vậy, bài chia sẻ đã cho chúng ta nắm bắt được cây công nghiệp là gì
và những kỹ thuật cần làm để chống tổn thất trong thời kỳ mưa bão. Chúc bà con
canh tác thuận lợi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét