Thứ Bảy

Hợp pháp hóa đưa cây ăn quả vào trồng trên đất ruộng

Từ xưa đến nay, người ta vẫn quy ước đất ruộng là để trồng lúa, trồng ngô, khoai sắn… Hầu như chưa ai nghĩ đến chuyện đưa cây ăn quả vào trồng trên đất ruộng bởi chưa có một hành lang pháp lý nào nói về vấn đề này và chuyện trồng cây ăn quả trên đất ruộng cũng khiến nhiều người cho rằng là không thể.

Nghị định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng nông nghiệp

Tuy nhiên vào ngày 6/1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định. Trong đó, nghị định đã chính thức cho phép người dân trồng cây ăn quả lâu năm trên đất ruộng.


Nói về nghị định này, đây được xem như một bước đột phá trong hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho người dân canh tác, sản xuất những nông sản có giá trị kinh tế cao hơn, làm giàu cho nông thôn mới. Theo điều 2 của nghị định: vấn đề chuyển cơ cấu cây trồng trên đất ruộng sang trồng cây ăn quả lâu năm của các hộ gia đình sẽ được thực hiện theo quy định sau: phải đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng với UBND cấp xã nơi có đất chuyển đổi. Sau đó, UBND cấp xã sẽ xem xét và quyết định loại cây trồng ăn quả đó được chuyển đổi hay không (thông thường tỷ lệ thành công gần như 100%, chủ yếu là cần xem xét loại cây trồng có bị cấm theo quy định pháp luật hay không).

Quá trình chuyển đổi này không ảnh hưởng đến các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, chẳng hạn như không làm biến dạng mặt bằng quá lớn, không làm ô nhiễm nguồn đất, nước nghiêm trọng, không được làm hư hỏng công trình giao thông công cộng và công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa, cây nông nghiệp khác.


Nghị định liên quan đến mục đích sử dụng đất nông nghiệp này chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 3/3/2017. Theo đó, Bộ tài nguyên và môi trường sẽ phối hợp với bộ nông nghiệp để giám sát và thực thi việc thực hiện nghị định này của UBND cấp xã.

Ý nghĩa của nghị định

Trước tiên, nghị định mới có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nông dân để đổi mới phương thức sản xuất nông sản một cách linh hoạt mà vẫn bảo đảm an ninh lương thực dài hạn theo định hướng cũ.


Đồng thời, đây cũng chính là quy định rõ ràng nhằm hạn chế việc chuyển đổi tự phát ở các địa phương trước kia. Về cơ bản, nghị định này hứa hẹn sẽ giúp nền nông nghiệp của nông thôn mới có sự phát triển vượt bậc trong những năm tới.

Thứ Sáu

Những lưu ý khi trồng cây chôm chôm cho quả to, mọng nước

Chôm chôm là loại quả có cùi mọng nước, tương tự như vải, vị ngọt, thơm thường được sử dụng làm trái cây dâng lễ bởi chôm chôm có dáng vẻ bên ngoài rất đẹp và sang. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Hàng năm sản lượng chôm chôm vừa đủ cung ứng cho thị trường trong nước vừa đem xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Kỹ thuật trồng cây chôm chôm

Chôm chôm thích hợp trồng ở vườn cây, trang trại lớn với khoảng cách giữa các cây là 10m. Hố trồng chôm chôm rộng khoảng 50cm, sâu 50cm. Sau khi đào hố, bón luôn 10kg phân chuồng oai mục, cùng Potassium carbonate, Super Lân và trộn đều với đất mặt xung quanh. Nếu đất có độ pH cao trên 6, bà con nên sử dụng vôi bột để trung hòa.


  • Bước 1: Bà con dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng chôm chôm sâu hơn một chút rồi dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố và dùng các loại thuốc diệt nấm phun kỹ vào hố trồng cây chôm chôm.
  • Bước 2: dùng dao rạch một đường xung quanh túi nilon, bóc lấy đáy túi ra, đem cây đặt vào hố trồng. Dùng tay lèn lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay. Bà con nên sử dụng cọc cắm để buộc cố định cây chôm chôm tránh siêu đổ khi gặp gió lớn.

Chăm sóc cây chôm chôm

Trước tiên phải nói đến chế độ tưới tiêu: bà con tưới nước ngay sau khi trồng và phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng đầu. Mặc dù vậy cũng không nên trồng trong điều kiện ngập úng, chú ý đến khả năng thoát nước của cây.

Chôm chôm là cây có nhu cầu tương đối cao đối với NPK, MgSO4.1H2O. Nếu thiếu dinh dưỡng từ các loại phân bón này có thể khiến cây bị đầu lá.


Bà con chú ý việc cắt tỉa cành để tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn nhất. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây và việc lựa chọn để lại cành mập là của người chăm sóc. Quá trình cắt tỉa cành lá chôm chôm sẽ được tiến hành đều đặn trong suốt 1 năm rưỡi. Sau đó thì không cắt tỉa cành lớn nữa mà để cây mọc tự nhiên. Bà con chỉ cần tỉa những cành mọc quá lệch ra ngoài, cành bị sâu bệnh, héo úa.


Ngoài bón phân qua đường gốc cần bổ sung thêm KCl hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung kali và canxi để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Thời điểm cây đang ra hoa là thời điểm sâu bệnh thường hoành hành nhất nên bà con chú ý để loại bỏ chúng bằng phương pháp thủ công hoặc dùng thuốc.

Bài đăng nổi bật

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn...

Đang xem

 

© 2013 Farm Việt. All rights resevered. Designed by Templateism | Blogger Templates

Back To Top