Chôm chôm là loại quả có cùi mọng nước, tương tự như vải, vị
ngọt, thơm thường được sử dụng làm trái cây dâng lễ bởi chôm chôm có dáng vẻ
bên ngoài rất đẹp và sang. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở Đồng
Nai và các tỉnh lân cận. Hàng năm sản lượng chôm chôm vừa đủ cung ứng cho thị
trường trong nước vừa đem xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Kỹ thuật trồng cây chôm chôm
Chôm chôm thích hợp trồng ở vườn cây, trang trại lớn với khoảng
cách giữa các cây là 10m. Hố trồng chôm
chôm rộng khoảng 50cm, sâu 50cm. Sau khi đào hố, bón luôn 10kg phân chuồng oai
mục, cùng Potassium
carbonate, Super Lân và trộn đều với đất mặt xung quanh. Nếu đất
có độ pH cao trên 6, bà con nên sử dụng vôi bột để trung hòa.
- Bước 1: Bà con dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng chôm chôm sâu hơn một chút rồi dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố và dùng các loại thuốc diệt nấm phun kỹ vào hố trồng cây chôm chôm.
- Bước 2: dùng dao rạch một đường xung quanh túi nilon, bóc lấy đáy túi ra, đem cây đặt vào hố trồng. Dùng tay lèn lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay. Bà con nên sử dụng cọc cắm để buộc cố định cây chôm chôm tránh siêu đổ khi gặp gió lớn.
Chăm sóc cây chôm chôm
Trước tiên phải nói đến chế độ tưới tiêu: bà con tưới nước
ngay sau khi trồng và phải tưới nước thường xuyên cho chôm chôm ít nhất 1 tháng
đầu. Mặc dù vậy cũng không nên trồng trong điều kiện ngập úng, chú ý đến khả
năng thoát nước của cây.
Chôm chôm là cây có nhu cầu tương đối cao đối với NPK, MgSO4.1H2O.
Nếu thiếu dinh dưỡng từ các loại phân bón này có thể khiến cây bị đầu lá.
Bà con chú ý việc cắt tỉa cành để tạo cho cây có hình dáng
khoẻ mạnh, đầy đặn nhất. Sau khi ngọn bị cắt sẽ có những cành mọc ra từ gốc và
thân cây và việc lựa chọn để lại cành mập là của người chăm sóc. Quá trình cắt
tỉa cành lá chôm chôm sẽ được tiến hành đều đặn trong suốt 1 năm rưỡi. Sau đó
thì không cắt tỉa cành lớn nữa mà để cây mọc tự nhiên. Bà con chỉ cần tỉa những
cành mọc quá lệch ra ngoài, cành bị sâu bệnh, héo úa.
Ngoài bón phân qua đường gốc cần bổ sung thêm KCl
hoặc canxi-nitrat nhằm bổ sung kali và canxi để chống nứt trái do thiếu Canxi
và vi lượng. Thời điểm cây đang ra hoa là thời điểm sâu bệnh thường hoành hành
nhất nên bà con chú ý để loại bỏ chúng bằng phương pháp thủ công hoặc dùng thuốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét