Thứ Ba

Những lưu ý kỹ thuật nuôi lợn nái cho bà con

Nuôi lợn nái từng trở thành một nghề chăn nuôi rất phổ biến với người dân Việt Nam những năm 2000 bởi thời điểm đó, lợn vẫn là nguồn thực phẩm chính nhưng chưa có nhiều trang trại chăn nuôi lớn để cung ứng cho thị trường. Việc chăn nuôi bấy giờ chủ yếu là cá nhân hộ gia đình nhỏ lẻ, mỗi nhà nuôi một con lợn và lợn nái cũng được nuôi rất nhiều.

Hiện nay, mặc dù không còn nhiều hộ gia đình nuôi lợn nái như trước kia nữa nhưng rất nhiều trang trại lớn đã xây dựng mô hình nuôi lợn nái giống thành công mang về nguồn thu nhập khủng. Nếu bà con muốn làm giàu với mô hình nuôi lợn giống, đừng bỏ qua những kỹ thuật dưới đây nhé.


1. Kỹ thuật chọn giống lợn

Các loại giống lợn nhập: Yorkshire, Landrace, Duroc hay Pietrain. Trong khi đó, lợn giống ở thị trường nội địa lại xuất phát chủ yếu từ Móng Cái, Thuộc Nhiêu hay Ba Xuyên.

Giống lợn ngoại thường được cho là tốt hơn nhưng các giống lợn nội lại có ưu điểm: dễ nuôi hơn, chịu khổ tốt hơn, khả năng chống bệnh tật cao hơn nên bà con rất dễ nuôi. Tuy vậy, các giống này có nhược điểm chung đó là chậm lớn, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng cao và tỷ lệ nạc cũng thấp.

Ngược lại, giống lợn ngoại lại có ưu điểm là tầm vóc to lớn: một con trưởng thành có thể nặng từ 250 – 400 kg, lợn ngoại lại lớn nhanh (đạt 90 – 100 kg chỉ sau 5 – 6 tháng), thức ăn tiêu tốn thấp, tỷ lệ nạc cao. Tuy nhiên, giống lợn ngoại thì sẽ có khả năng thích nghi kém, đòi hỏi người nuôi phải có nhiều kiến thức và điều kiện về thức ăn mới nuôi được loại lợn này.


2. Một số mẹo chọn lợn nái giống

Cách 1: Dựa vào tổ tiên chúng

Bà con có thể chọn lợn nái giống từ việc xem lợn bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con không, trọng lượng cai sữa cao hay không, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa hay không.

Cách 2: Dựa vào sức sinh trưởng của lợn

Bà con để ý sau cai sữa đến 6 tháng những lợn có tăng cân nhanh, tiêu tốn thức ăn ít và khoẻ mạnh ưu tiên chọn làm lợn nái giống.

Cách 3: Dựa vào ngoại hình

Một cách chọn giống nữa đó là lựa chọn theo ngoại hình. Lợn giống tốt sẽ có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống lợn đó. Những lợn nên chọn là lợn có ngoại hình và thể chất tốt. Ví dụ: đòn dài, vai nở, đùi to, ngực sâu, mông to bụng thon, bộ khung vững chắc...

Việc chọn lợn nái giống là khá quan trọng bởi nếu chọn được lợn giống tốt thì việc chăn nuôi sau này sẽ rất thuận lợn. Tốn ít thức ăn mà lợn vẫn chóng lớn, hiệu quả kinh tế cao.

Thứ Sáu

Nuôi gà rừng - cơ hội làm giàu nhờ có kỹ thuật tốt

Gà rừng trước kia chủ yếu được dan trên các bản nuôi thả trên rừng nên có chất lượng thịt hơn hẳn so với các loại gà dưới miền xuôi. Gà rừng có chất thịt rắn chắc, không sợ chứa cám tăng trọng hay các chất hóa học như những loại gà nuôi công nghiệp như hiện nay.

Gà rừng cũng được xem là một đặc sản ẩm thực đối với thực khách trên cả nước bởi nó không những ngon mà còn hiếm nữa. Thế nhưng, với kinh nghiệm và kỹ thuật cải tiến thì hiện nay người ta đã nuôi gà rừng ở vùng đồng bằng, các miền quê rất thành công. Gà chủ yếu được nuôi tại các gò đồi, vườn cây tự tạo cùng chế độ ăn rất tự nhiên.


Trần Văn Thanh - tấm gương làm giàu với mô hình nuôi gà rừng

Với mô hình nuôi khoảng 200 con gà rừng, ông Thanh cho biết: Để tránh dịch bệnh cho gà rừng, ngoài chuồng và sân có nắng lẫn bóng mát cho gà rừng, khâu chọn con giống cũng khá là quan trọng. Bà con nên mua gà rừng con ở cơ sở sản xuất con giống tốt, đã được chủng ngừa đầy đủ về nuôi, trong khoảng tháng rưỡi đầu thực hiện đầy đủ lịch nhỏ mũi, chích thuốc định kì thì an toàn không phải quá lo lắng dịch bệnh gì xảy ra nữa. Quan trọng hơn phải lựa được toàn những con trống".

Thức ăn nuôi gà rừng có thể kết hợp thức ăn công nghiệp, bắp xay và cơm cháy mua ở các cơ sở nấu ăn khoảng 5.000 đồng/kg. Tính bình quân nuôi 200 con thì chi phí thức ăn mỗi tháng ngoài 1 triệu đồng. Chi phí này không lớn nên nếu nuôi thành công thì lời cũng khá. Còn vệ sinh chuồng chỉ cần đổ trấu để phân mau khô, hạn chế được sự hôi bẩn.


Thời gian gọi thiến gà rừng cũng quan trọng. Khoảng 3-4 tháng, mào gà rừng nhú lên khoảng 1 phân, trứng (cà) bằng hạt đậu trắng là thiến tốt. Thiến sớm trứng nhỏ như hạt gạo khó thiến. Thiến trễ gà rừng biết gáy, đá nhau, đạp mái rồi thì trọng lượng tăng chậm mà dân sành ăn cho rằng thịt gà rừng không ngon. Thiến gà rừng không khó, chỉ cần một dụng cụ đơn giản, chọc vào hông gà rừng lấy ra, dùng dây cứa những hạt trứng là xong. Chỉ sau vài tiếng là gà rừng có thể đi đứng, ăn lại bình thường.

Chỉ cần nuôi 200 con, mỗi lần xuất chuồng thu nhập cũng được không dưới 50 triệu đồng. Trừ vốn con giống và thức ăn, người nuôi cũng còn vài chục triệu, một khoản tiền không nhỏ với nhiều nhà nông. Một số địa phương đã có thợ thiến gà rừng, 200 con họ chỉ làm vài tiếng. Công thiến 5.000 đồng/con. Thiến 200 gà rừng được trên 1 kg trứng; giá trứng không rẻ, bán cho nhà hàng khoảng hai trăm ngà rừngn đồng/kg. Với những vùng nông thôn thì phần lớn nhà nào cũng có khoảnh sân, mảnh vườn đủ để có thể nuôi gà rừng. Nuôi gà rừng thiến tăng thu nhập kinh tế gia đình cao hơn gấp mấy lần nuôi gà rừng thường. Việc nuôi không mấy nặng nhọc, không cần nhiều tiền vốn nhưng có thể giúp nông dân có nguồn thu nhập khá.

Gà rừng thiến xuất chuồng gọi thương lái là họ đến mua ngay. Trong những dịp lễ Tết, họ lùng mua thường xuyên hơn. Thời gian từ trước và sau Tết âm lịch, gà rừng thiến tiêu thụ rất mạnh, đặc biệt là trong giới người Hoa ở Chợ Lớn (TPHCM). Nhiều người thích gà rừng thiến, nghĩ là cúng kiếng được “linh thiêng” hơn; hoặc ăn thịt thì gà rừng thiến mập, thịt săn béo, lại ngọt thịt hơn gà rừng thường.

Bài đăng nổi bật

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn...

Đang xem

 

© 2013 Farm Việt. All rights resevered. Designed by Templateism | Blogger Templates

Back To Top