Thứ Sáu

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa đang dần trở thành định hướng phát triển lâu dài ổn định cho huyện Nậm Nhùn.

► Xem thêm:


Hiện nay, toàn huyện Nậm Nhùn đang có tổng đàn gia súc lên tới hơn 30 nghìn con như vậy là tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng của ngành chăn nuôi trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới Nậm Nhùn. Thành công này chính là nhờ vào kết quả định hướng nghiêm túc từ phía chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Ngoài công tác tuyên truyền vận động thì để hỗ trợ nông dân làm giàu với chăn nuôi gia súc, huyện Nậm Nhùn cũng đã triển khai khá nhiều chương trình như dự án cho nông dân vay vốn mua bò sinh sản được triển khai bởi Hội Nông dân huyện Nậm Nhùn năm 2016. Nhờ Dự án, toàn huyện có 32 hộ hội viên nông dân được vay tổng số tiền 950 triệu đồng. Các hộ tự lựa chọn con giống gia súc có nguồn gốc tại địa phương hoặc các địa phương lân cận để dễ dàng thích ứng với điều kiện khí hậu, địa hình của xã.


Không chỉ hỗ trợ vay vốn, công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi cũng được các cơ quan chuyên môn của huyện đặc biệt chú trọng nhằm tăng đàn gia súc. Huyện cũng hướng dẫn người dân xây dựng, sửa chữa và gia cố chuồng trại đảm bảo an toàn trong mùa đông. Trong năm qua, huyện cũng đã triển khai thực hiện 4 mô hình trồng cỏ để thực hiện chăn nuôi hình thức bán chăn thả.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền và người dân huyện Nậm Nhùn trong phát triển chăn nuôi đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghèo và tăng thu nhập bình quân một cách đáng kể.

Sắp tới, huyện cũng sẽ tăng cường hỗ trợ thêm cho bà con phát triển một số lĩnh vực làm giàu từ nhà nông khác như là nuôi trồng thủy hải sản hay trồng cây ăn quả... tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Thứ Tư

Đồng Nai quyết bỏ chuồng trống chứ không tiếp tục mạo hiểm nuôi heo

Từng được xem là thủ phủ của chăn nuôi heo nhưng các huyện như Thống Nhất hay Trảng Bom tại tỉnh Đồng Nai lại đang phải rơi vào tình cảnh người dân bỏ trống chuồng trại vì không dám nuôi, dù giá heo trên thị trường đã tăng nhẹ.

► Xem thêm:

Thực trạng nuôi heo tại Đồng Nai

Có cuộc phỏng vấn ngắn với ông Tân, chủ của trang trại 500 con heo thịt trước đây, ông chia sẻ: những lúc đỉnh điểm trang trại nhà ông có tới 700 heo thịt và 50 heo nái. Tuy nhiên, chỉ trong gần 2 năm gần đây thì mức giá heo luôn dưới giá thành, nhà ông Tân mất 1,5 tỉ đồng vì thua lỗ. Đến Tết, trang trại không thể cầm cự nổi, bán tháo, ông Tân bỏ cuộc. Ông còn đang tính sẽ bán đất chuồng trại đi vì không còn hi vọng gì vào nghề nữa.


Không chỉ riêng nhà ông Tân, trong vùng cũng nhiều gia đình chịu chung hoàn cảnh tương tự. Nhà ông Bình cũng đang rao bán đất lẫn trại heo. Gặp nhóm phóng viên, ông Bình mừng ra mặt vì tưởng là người đến mua trại heo. Ông còn chào thuê 5 dãy trại với giá chỉ 60 triệu đồng/năm rẻ bất ngờ.

Tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất hiện nay có hơn 85% nông hộ nuôi heo đã chính thức bỏ nghề,. Những hộ còn trụ lại thì nuôi cầm chừng chờ giá lên. Hộ nhà bà Tám trước đây nuôi hàng trăm con heo mà giờ chỉ còn giữ lại duy nhất con heo nái để nhân giống chờ dịp giá lên thì nuôi nhiều. Theo bà Tám, người dân ở đây đã quá sợ nuôi heo, ai cũng nợ nần vì heo rớt giá.

Không dám đương đầu với mạo hiểm

Heo rớt giá rồi lại tăng rồi lại giảm nhưng tăng thì ít mà giảm thì nhiều khiến cho hầu hết người chăn nuôi heo đã quá quen với sự phập phù này và chấp nhận nuôi heo phải mạo hiểm. Thế nhưng, đợt mất giá liên tục vừa qua đã khiến tiền bạc của đại đa số hộ dân đi tong. Nhiều hộ dân bán hết tài sản để trả nợ, phải chạy ăn từng bữa nên không còn khả năng mua con giống, thức ăn chăn nuôi.


Nhiều hộ dân tại đây đều cho rằng nếu vay được tiền để mua heo giống thì cũng khó mà nuôi được vì các đại lý thức ăn chăn nuôi không cho mua hàng gối đầu như trước nữa nhất là trong tình trạng giá heo thất thường như thế này. Theo ông Thái, thời hoàng kim, người nuôi heo chỉ cần gọi điện thoại là đại lý chở thức ăn chăn nuôi đến tận trại, heo xuất chuồng mới trả tiền, thậm chí cho gối đầu 2-3 lứa. 

Bên cạnh đó, nguyên nhân chính khiến người nông dân chẳng còn chút mặn mà với nghề chăn nuôi heo đó là họ quá mệt mỏi với tình trạng biến động thất thường giá cả như hiện nay. Thiếu vắng những cơ sở thẩm định giá, bình ổn giá và cũng không được các cơ quan ban ngành định hướng nên người dân không dám mạo hiểm với nghề này nữa.

Thứ Ba

Định hướng mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả

Trồng cây ăn quả là nghề trồng trọt đem lại giá trị kinh tế cao nhất hiện nay giúp nâng tầm giá trị nông sản Việt. Trước thị trường quốc tế rộng mở, cây ăn quả Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Chính vì thế chúng ta cần mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả, nâng cao sản lượng và chất lượng thu hoạch.


So với nghề chăn nuôi Việt Nam và trồng các loại cây lương thực như lúa ngô, khoai sắn thì trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả đột phá. Cây ăn quả đang dần đóng góp vào thu nhập của người dân rất lớn. Tại huyện Chương Mỹ, Hà nội: để các mô hình trồng cây ăn quả triển khai thực hiện hiệu quả, cán bộ chính quyền và hội khuyến nông cần tăng cường tuyên truyền, vận động bà con tham gia góp đất tập trung chuyển hướng trồng cây ăn quả.

Đồng thời, cần tăng cường mở các lớp tập huấn chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho hộ dân. Tổ chức kiểm tra đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của cây ăn quả. Nhân rộng mô hình khi diện tích trồng thí điểm đạt hiệu quả tốt.


Kể từ năm 2014 đã có rất nhiều hộ dân tham gia góp đất trồng cây lương thực để quy mô hóa đất trồng cây ăn quả: cam, bưởi, vải, nhãn, xoài... Các loại cây trồng thực hiện theo mô hình mà huyện triển khai đều không quá mới nên trạm Khuyến nông huyện thực hiện khuyến khích nhân dân kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất sẵn có với các kỹ thuật được tập huấn.

Mục đích chính của cuộc chuyển giao là đảm bảo cây trồng phát triển tốt nhất đem lại năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao nhất. Điều quan trọng mô hình đảm bảo không để gia súc phá hoại cây trồng và cần có sự cam kết của người dân chăn nuôi trong vùng. Ngoài ra những buổi tổ chức cho hội viên đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây ăn quả của địa phương là hết sức quan trọng.

Tính đến nay, nhiều diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện đang phát triển tốt, không có hiện tượng bị sâu bệnh gây hại, nhiều cây đã ra hoa sắp cho trái ngọt. Tuy nhiên, vấn đề về nước tưới tiêu vẫn còn khá khó khăn nên cần được sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương hỗ trợ bà con.

Thứ Sáu

Kho báu vô giá nào của Việt Nam chưa được khai thác?

Trên thế giới chỉ có 15 nước là có mặt trên bản đồ dược liệu thì Việt Nam là một trong những quốc gia góp mặt trong đó. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển các loài cây thảo dược lớn nhưng thực tế chúng ta chưa khai thác hết giá trị của chúng.

Giá trị kinh tế tiền tỉ của cây thảo dược

Thay vì trồng lúa hay cây cảnh thì hiện nay một số người dân Nam Định, Thái Bình chuyển sang trồng một loại cây dược liệu là cây đinh lăng. Cây đinh lăng có giá trị kinh tế cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa và cũng được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp người dân làm giàu.


Nếu trồng một sào đinh lăng thì 3 năm sau cho người dân thu nhập từ 150-170 triệu đồng. Tính ra, trừ hết các chi phí thì mỗi năm 1 sào đinh lăng cho người dân thu lãi ròng 20 triệu đồng. Nhưng đặc biệt kỹ thuật chăm sóc đinh lăng không quá khó và quá vất nên người trồng có thể nhân rộng diện tích đất trồng để phát triển kinh tế.

Ở Nam Định, lợi nhuận từ trồng đinh lăng được ghi nhận là cao gấp 3 đến 10 lần so với trồng lúa. Hiện nay giá trị thu được về từ đinh lăng là 900 triệu đồng/ha. Ngoài ra, người dân còn trồng thêm đương quy (700 triệu đồng/ha) và sinh địa (400 triệu đồng/ha).

Mô hình làm theo chuỗi để tránh bị thu gom giá rẻ

Hiện nhiều nơi sản phẩm dược liệu vẫn còn được bán ở dạng thô, rẻ mạt nên thời gian tới chúng ta cần có những chính sách để hỗ trờ người dân và doanh nghiệp trong vấn đề phát triển cây dược liệu, hình thành quy trình khép kín từ sản xuất, đến chế biến và phân phối ra thị trường với giá thành cao hơn.


Về phía Bộ Y Tế cũng đưa ra nhận định rằng đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến việc khai thác những giá trị tiềm ẩn từ cây thuốc, thảo dược bằng cách cải tiến, nâng cấp các khâu bảo tồn, trồng trọt, khai thác cho đến thu hái, chế biến. Chuỗi giá trị khép kín này nếu được hoàn thiện sẽ giúp chúng ta biến nguồn dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm dạng thô.

Chúng ta đã có được thiên nhiên ưu đãi khí hậu, đất đai và chúng ta có nhiều thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu quý. Tuy nhiên, nhiều loại dược liệu quý có thể thuốc chữa bệnh nhưng chưa được quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị, dẫn đến hiệu quả thấp hay khai thác chế biến còn bất cập nên có nguy cơ cạn kiệt; đặc biệt, việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến dược liệu còn manh mún.

Thứ Ba

Làm giàu từ trang trại chăn nuôi gia súc vùng cao

Tại các khu vực vùng cao nghề chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp chính là những nghề kiếm sống của bà con nơi đây. Trong đó, phần lớn hiện nay các hộ dân chuyển hướng sang làm giàu từ chăn nuôi các loại gia súc.

Với điều kiện khí hậu mát mẻ cùng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăn nuôi, ông Sáu ở xã Nghĩa Thuận, Quản Bạ đã khởi nghiệp với dự án cung cấp thức ăn chuồng trại cho hoạt động chăn nuôi gia súc bằng tổng số vốn lên tới hơn 500 triệu đồng.


Trước đây từng là hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ với cơ sở chật chội nên gia đình ông Sáu vẫn còn khá khó khăn. Sau khi được người thân ủng hộ với dự định của mình, ông Sáu mạnh dạn mở rộng diện tích chuồng trại chăn nuôi gia súc. Cách nuôi bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn gúp cho đàn lợn phát triển nhanh đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Không những thế, mô hình chăn nuôi của ông Sáu còn được chính quyền rất ủng hộ, cử cán bộ về hướng dẫn chăn nuôi, tiêm phòng chống dịch bệnh nên đàn gia súc khỏe mạnh, cứ lớn nhanh như thổi. Chất thải từ chuồng nuôi được tận dụng cho vườn cây ăn quả đảm bảo vệ sinh môi trường.


Với mục đích nhân giống số lượng lớn nhằm cung ứng giống cho bà con nên hiện tại trong chuồng nhà ông Sáu có tới hơn 30 con lợn nái sẵn sàng sinh con. Mô hình chăn nuôi tại trang trại của ông Sáu được thực hiện theo một quy trình khép kín, các thành phần trong thức ăn luôn đảm bảo chất dinh dưỡng nên đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh.

Tính đến nay mô hình trang trại của ông Sáu đã đi vào hoạt động được khoảng 1 năm. Giá thành rẻ hơn so với giá địa phương lại phù hợp với túi tiền của bà con nên sản phẩm của gia đình luôn có người đặt trước. Ngoài chăn nuôi, gia đình ông Sán cũng tận dụng những khoảng đất trống để trồng các loại cây ăn quả tăng thêm thu nhập.

Giữa vùng đất cao có những thuận lợi nhất định nhưng cũng vô vàn khó khăn, ông Sáu mong muốn sau này sẽ trở thành nhà phân phối giống gia súc rộng khắp địa phương. Hy vọng những ước mơ của ông sẽ thành hiện thực.

>>>> Xem thêm: Tin tức ngành thủy hải sản Việt Nam

Thứ Năm

Một số nghề chăn nuôi kiếm bộn tiền ở làng quê

Sinh ra ở làng quê ắt hẳn thiệt thòi nhiều hơn các bạn sống ở thành phố nhưng vượt lên trên sự khó khăn ấy, nhiều thanh niên trẻ đã tìm thấy cơ hội làm giàu từ chăn nuôi, trồng trọt. Dưới đây là một số nghề chăn nuôi có thể kiếm bộn tiền từ làng quê.

Nuôi heo thịt

Hiện nay, nước ta chưa có giống heo siêu thịt mà chỉ nuôi được những giống heo siêu nạc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trước đây người ta còn quan niệm nếu heo nuôi không dùng để giống thì xếp hết vào loại nuôi thịt kể cả heo kém chất lượng, heo bị tật...


Tuy nhiên, với kỹ thuật chăn nuôi heo thịt công nghiệp ngày nay thì để có giá trị kinh tế cao đủ để làm giàu giống heo thịt phải là loại heo ngoại, heo lai có tỷ lệ thịt cao, khả năng phát triển tốt. Không những thế, người dân còn phải chọn heo có vóc dáng cao to, lưng thẳng, đòn dài, ngực rộng, đùi to, phàm ăn, sức khoẻ tốt.

Chăn nuôi trâu

Trước đây, người ta nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo phục vụ cho hoạt động trồng trọt nông nghiệp nên tiềm năng về sản xuất trâu thịt hầu như không được chú trọng. Trong khi đó thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản và rất giá trị đối với sức khỏe con người.

Để tăng năng suất và chất lượng thịt trâu, người ta cần tiến hành vỗ béo trâu theo thời điểm. Thời điểm vỗ béo ở lứa tuổi trâu còn non sẽ cho tỷ lệ thịt cao nhất và chất lượng thịt cũng tốt nhất. Ngoài cách làm giàu từ trâu thịt thì chăn nuôi trâu sinh sản cũng được xem là một nghề đầy tiềm năng hiện nay.

Chăn nuôi vịt trời

Tại xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua người dân bàn tán rất sôi nổi về mô hình làm giàu của anh Doanh với đàn vịt trời, một loài chim hoang dã. Mặc dù đã bước qua tuổi 50 nhưng ông Doanh đã trở thành người đầu tiên trong địa phương nuôi thành công đàn vịt trời. Vào năm 2015, ông Doanh mua hơn chục con vịt trời giống về nuôi. Nhờ vào kiến thức thu thập được cùng kiến thức chăn nuôi vịt xiêm trước đây mà đàn vịt nhà ông Doanh nuôi đâu lớn đó.

Từ hơn chục con giống trang trại chăn nuôi vịt trời của ông Doanh hiện nay đã nâng tổng số con lên 200 con. Với mỗi con vịt trời có mức giá khoảng 140.000đ đến 200.000đ, mỗi năm ông Doanh thu về hàng trăm triệu đồng, ổn định cuộc sống và có dư giả hơn trước rất nhiều.

Tấm gương làm giàu từ mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ngành nghề chăn nuôi tại Việt Nam cũng có chiều hướng cải thiện năng suất và chất lượng tăng giá trị kinh tế trên thị trường. Trong đó, những mô hình chăn nuôi hộ gia đình tại các địa phương cũng có nhiều chuyển biến. Người dân đua nhau làm giàu từ nông thôn bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi đặc sản, gia súc gia cầm...


Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê đất thuần nông, chị Nguyễn Phương nguyên Hội trưởng chi hội phụ nữ của xã đã quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương với dự án ấp ủ bấy lâu nay là chăn nuôi gia súc gia cầm. Năm 2005, nhận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình chị Phương mạnh dạn chuyển đổi 2 sào đất trồng lúa sang nuôi gà, lợn công nghiệp.

Ban đầu chị Phương đầu tư 350 triệu xây dựng hệ thống chuồng trại để đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Khởi đầu với 500 con gà mái đẻ và 20 con lợn thương phẩm, chị Phương còn đầu tư thêm 1 máy ấp trứng với tổng công suất 2.000 quả /lần. Được biết trước khi xây dựng trang trại, chị cũng đã học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo, các hộ chăn nuôi giỏi, bạn nhà nông làm giàu... chị còn tham gia các lớp huấn luyện chuyển giao khoa học kĩ thuật chăn nuôi của các cơ quan xã, huyện.


Nhờ có sự chuẩn bị tốt ban đầu mà đàn gia súc gia cầm của trang trại chị Phương phát triển rất tốt, không bị dịch bệnh. Sau khi trừ các khoản chi phí năm đầu tiên gia đình chị đã thu lãi 85 triệu đồng. Không dừng lại ở đấy, năm 2012 gia đình chị Phương lại tiếp tục đầu tư gần 2 mẫu đất cấy lúa kém hiệu quả của bà con nông dân để đầu tư 2 tỷ đồng xây ra 2 dãy chuồng rộng 1 để nuôi gà, 1 dãy để nuôi lợn.

Ngoài chăn nuôi, chị Phương còn trồng thêm một số loại giống cây ăn quả trồng chậu để lấy chi phí đầu tư cho trang trại. Nhờ vậy, đến nay trang trại nhà chị có đủ sản phẩm để cung cấp cho đại lý, hộ chăn nuôi hàng chục vạn gà giống và hơn 20 tấn gà lợn thương phẩm. Mỗi năm, trang trại của chị Phương thu về gần 300 triệu đồng.

Bài đăng nổi bật

Tiềm năng của phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa

Tại một số tỉnh dân dộc thiểu số và thưa thớt dân cư đang có tiềm năng rất mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc bởi đất rộng, nguồn thức ăn...

Đang xem

 

© 2013 Farm Việt. All rights resevered. Designed by Templateism | Blogger Templates

Back To Top