Chè là loại cây có năng suất thu hoạch khá cao tại Việt Nam
đem lại giá trị kinh tế cao, cung cấp cho cả thị trường trong và ngoài nước.
Theo dân gian, chén nước chè luôn được xem là cái gì đó rất cổ xưa, người ta
thường nói chén nước chè đắng nhưng về sau lại ngọt khiến ai uống một lần sẽ lại
nhớ mãi.
Trên thị trường có rất nhiều loại chè: chè đinh ngọc, chè
shan, chè thái... Mỗi loại chè đều có đặc tính sinh trưởng và phát triển khác
nhau, tuy nhiên chúng đều có những điểm chung. Chè là loại cây trồng thích hợp
sống tại vùng núi, đồi, những nơi cao ráo không bị ngập nước. Ngoài ra, điều kiện
trồng chè phù hợp nhất là khu vực đất bazan, đất tơi xốp.
Lưu ý khi trồng chè vùng
cao
Là loại cây trồng phù hợp với đất cát pha không chua, đất đồi
núi nên cây chè cũng không yêu cầu nhiều nước, do vậy chế độ nước tưới cần phù
hợp. Các loại dinh dưỡng thường sử dụng trong tưới bón cho chè vùng cao: diammonium phosphate,
NPK, phân lân và các loại khoáng vi lượng.
Chè là loại cây trồng lâu năm nên chi phí phân bón cũng không
phải khiêm tốn nhưng nó lại cho quá trình thu hoạch lâu dài với vòng đời lớn.
Vào thời điểm phát triển, sinh trưởng mạnh cây chè cũng hay xuất
hiện sâu bọ gây hại nên bà con cần xử lý bằng các loại thuốc trừ sâu, nhưng
tránh phun cách thời điểm thu hoạch quá ngắn. Để cây phát triển tốt cần cung cấp
các loại phân bón lá amôn
hay các loại chất kích thích rễ phát triển để tăng khả năng sinh tồn cho cây.
Hàng năm chế độ bón thúc phân cho cây thường được chia làm
3-4 đợt. Bà con chú ý một số loại phân cần đến nước để hòa tan như: đạm hay Na2B4O7.5H2O để có cách bón đúng cách tránh làm chết xót
cây. Nếu không cây chè sẽ dễ bị héo, hư hỏng lá, mất thu hoạch.
Như vậy, trồng chè cũng cần rất nhiều kỹ thuật mà không phải
ai cũng nắm vững. Đối với đất đồng bằng nếu để thâm canh trồng chè cũng rất khó
đem lại loại chè thơm ngon thượng hạng như vùng đất Thái Nguyên, Tuyên Quang...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét